Sâu đục của khoai lang, Nacoleia sp., là đối tượng gây hại nguy hiểm mới được ghi nhận ở đồng bằng song Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho việc xây dựng chương trình phòng trị bền vững, một số đặc điểm hình thái và sinh học và triệu chứng gây hại của Nacoleia sp. được khảo sát trong các điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Kết quả ghi nhận cho thấy vòng đời của sâu đục củ khoai lang dài trung bình 42,1 ngày gồm giai đoạn trứng dài 3,8 ngày, giai đoạn ấu trùng dài 25,3 ngày, giai đoạn nhông dài 9,2 ngày và giai đoạn từ vũ hóa đến ngài cái đẻ trứng dài 2,9 ngày. Trong điều kiện nhà lưới, một ngài cái đẻ trung bình 90 trứng với tỷ lệ trứng nở là 83,3%. Triệu chứng gây hại điển hình của sâu đục củ khoai lang là các lỗ đục tròn rãi rác trên bề mặt củ, rộng từ 0,3 mm - 2,0 mm, sâu 0,5 mm.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và Nguyễn Minh Luân, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Hiệu quả của một số chất xua đuổi đối với trưởng thành sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. (Lepidoptera: Crambidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 107-110.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Minh Luân, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 111-119.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên