The study aimed to evaluate the effectiveness of some substances to repel the sweet potato tuber moth (Nacoleia sp.) in the laboratory and greenhouse condition at Department of Plant Protection, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University. The experiment was performed by using the olfactometer system to examine the influence of some substances to repel sweet potato tuber moth in laboratory condition. The harassing substances of the survey consisted of 1) lemon grass oil, 2) garlic oil, 3) (E)-10-pentadecenal (E10-15:Ald) compound and 4) n-hexane (control). In the greenhouse condition, the experiment was arranged as a completely randomized formula, one choice with 4 treatments and 3 replications. Effect of signal chemicals on the host finding behavior of sweet potato tuber moths was converted into index EPI (excess proportions index) according to the formula of Hori et al. (2006). Results showed that in laboratory condition the (E)-10-pentadecenal compound and lemongrass oil (citronellal 30%) had the repelling effect, while garlic oil attracted the female in finding host for laying eggs. Therefore, the lemongrass oil repelled effectively the laying eggs of female moths. Garlic oil, n-Hexane and (E)-10-pentadecenal weren’t effective on the hatching of eggs. The unmated female had ability to attract the male in the greenhouse condition.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả của một số chất xua đuổi đối với trưởng thành sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.), được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thí nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống olfactometer (khứu giác kế) dùng để khảo sát ảnh hưởng của một số chất xua đuổi đối với trưởng thành sâu đục củ khoai lang. Các chất quấy rối được khảo sát gồm 1) tinh dầu sả, 2) tinh dầu tỏi, 3) hợp chất (E)-10-pentadecenal (E10-15:Ald) và 4) n-Hexane (đối chứng). Trong điều kiện nhà lưới, thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, một lựa chọn với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Ảnh hưởng của tín hiệu hóa học lên tập tính tìm ký chủ của sâu đục củ khoai lang được qui đổi sang chỉ số EPI (excess proportion index) theo công thức Hori et al. (2006). Kết quả như sau: trong điều kiện phòng thí nghiệm, các hợp chất E10-15:Ald và tinh dầu sả (citronellal 30%) có tác dụng xua đuổi, trong khi tinh dầu tỏi có tác dụng hấp dẫn ngài cái tìm ký chủ đẻ trứng. Tinh dầu sả có tác dụng xua đuổi sự đẻ trứng của ngài cái. Tinh dầu tỏi, n-Hexane và (E)-10-pentadecenal không ảnh hưởng lên sự nở của trứng. Trong điều kiện nhà lưới: ngài cái chưa bắt cặp có khả năng hấp dẫn ngài đực.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và Nguyễn Minh Luân, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Hiệu quả của một số chất xua đuổi đối với trưởng thành sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. (Lepidoptera: Crambidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 107-110.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Minh Luân, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 111-119.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên