Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự lưu hành của giun sán trên chó nuôi và xác định một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại Tp. Long Xuyên Tỉnh An Giang. Kết qủa nghiên cứu cho thấy chó nuôi tại địa bàn khảo sát có tỷ lệ nhiễm giun sán là 73,67%. Qua định danh phân loại giun sán ký sinh cho thấy chó bị nhiễm ít nhất 7 loài giun sán, bao gồm: 4 loài giun tròn là Ancylostoma sp., Toxocara canis, Toxasxaris leonina, Trichocephalus vulpis và 3 loại sán dây là Dipylium caninum, Spirometra mansoni và Taenia sp.. Trong đó loài Ancylostoma sp. có tỷ lệ nhiễm cao nhất, chiếm tỷ lệ 62,62%. Chó < 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm Toxocara canis và Ancylostoma sp. cao hơn so với chó ở lứa tuổi lớn hơn (P,0,05). Tỷ lệ phát hiện kháng thể ELISA kháng Toxocara sp. trên người có nuôi chó (43,40%) cao hơn trên người không có nuôi chó (17,65%) (P
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên