Giống lúa Một Bụi Đỏ (MBĐ) được xác định là một trong những giống lúa chịu mặn và có triển vọng trong sản xuất gạo mầm. Để xác định ảnh hưởng của các yếu tố như hàm lượng acid glutamic, CaCl2 đến quá trình ngâm và khả năng nảy mầm của giống MBĐ ở qui mô pilot, nghiên cứu này đã được thực hiện. Trong đó, gạo lứt của giống lúa trên được ngâm ở các nồng độ acid glutamic, CaCl2 một cách độc lập từ 0-1%. Sau đó, thí nghiệm ủ được bố trí theo kiểu mô hình phức hợp tại tâm (CCD) trong tủ ủ có năng suất tối đa 30 kg/mẻ với ở các nhân tố như nhiệt độ tủ từ 36oC - 38oC, độ dày lớp hạt 0,3cm - 0,9cm; số vĩ ủ từ 15-25 vĩ, thời gian ủ 24 giờ. Kết quả cho thấy, điều kiện ngâm tối ưu của giống MBĐ khi bổ sung 0.6% acid glutamic là tốt nhất, hàm lượng GABA tăng từ 49.51 mg/kg khi ngâm pH bằng 4 được tăng lên 124.12 mg/kg CK khi có bổ sung thêm 0.6% acid glutamic (tăng 2,05 lần). Ở điều kiện ủ tối ưu của giống MBĐ là 37,6oC và độ dày 0,92 cm, số vĩ 28 vĩ thì hàm lượng GABA được sinh ra đến 262.49 mg/kg CK. Khi ngâm với các nồng độ khác nhau của CaCl2, kết quả không có sự khác biệt ý nghĩa so với điều kiện không bổ sung. Kết quả đã chỉ ra rằng chỉ có glutamic acid có ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm sinh GABA còn CaCl2 thì không ảnh hưởng. Phân tích tương quan cho thấy chỉ có chiều dày lớp hạt là tương quan có ý nghĩa thống kê với hàm lượng GABA và tỷ lệ nảy mầm. Như vậy, với thiết bi ủ được thiết kế trong nghiên cứu này, nhiệt độ ủ tương tự như qui mô phòng thí nghiệm tuy nhiên chiều dày của lớp hạt và số vỉ ủ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nảy mầm sinh GABA của giống lúa trên.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên