Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 160-167
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 13/11/2018
Ngày nhận bài sửa: 24/01/2019

Ngày duyệt đăng: 12/04/2019

 

Title:

Hybridization and selection salinity tolerant rice lines from the hybrid and backcross OM238/Pokkali

Từ khóa:

Dấu SSR, hàm lượng amylose, lai hồi giao, lúa chịu mặn, RM1287

Keywords:

Amylose content, backcross, primer RM1287, salinity tolerant rice, SSR maker

ABSTRACT

The hybridization and selection of salt tolerant and good quality rice varieties are the criteria for the current situation of climate change such as the present. Therefore, this study have transferred salinity tolerant genes of Pokkali to a good quality rice OM238 to determine the rice lines having both salinity tolerance and good quality. This study was caried out to: (1) to evaluate salinity tolerance phenotype by screening in artificial saline medium, (2) to test salinity tolerance gene by SSR technique, (3) to evaluate agronomic characteristics and grain quality based on International Rice Research Institute (IRRI) method. Breeding and selection to BC3F3 generation, then planted to tested at salty fields in BC3F4 and BC3F5 generations. The result revealed that two rice lines in the BC3F6 generation with both the salinity tolerant genes of Pokkali by RM1287 and high iron content in rice, amylose content £ 20%, gel consistency at group 1 (soft rice), low chalikiness of endosperm £ 8%, the long and slender rice grain to develop salinity tolerance and good quality rices.

TÓM TẮT

Việc lai tạo và tuyển chọn các giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt là tiêu chí quan trọng trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, nghiên cứu đã đưa gen chịu mặn của giống Pokkali vào giống lúa chất lượng cao OM238 nhằm tìm ra các dòng lúa vừa có khả năng chịu mặn vừa có phẩm chất tốt. Nghiên cứu bao gồm: (1) đánh giá kiểu hình tính chống chịu mặn bằng phương pháp thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ, (2) kiểm tra gen chống chịu mặn bằng dấu SSR (Simple Sequence Repeat), (3) đánh giá đặc tính nông học và phẩm chất hạt theo phương pháp của International Rice Research Institute (IRRI). Kết quả lai và tuyển chọn đến thế hệ BC3F3, sau đó trồng vùng sinh thái thử nghiệm thế hệ BC3F4 và BC3F5. Kết quả đã tuyển chọn được 2 dòng lúa thế hệ BC3F6 vừa có gen chịu mặn của giống bố là Pokkali qua phân tích bằng cặp mồi RM1287, vừa có hàm lượng sắt trong gạo cao và amylose thấp £ 20%, độ bền gel nhóm 1, tỷ lệ bạc bụng thấp £ 8%, dạng hạt gạo thon, dài để phát triển thành giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt.

Trích dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Vũ Anh Pháp và Trần Thị Cúc Hòa, 2019. Lai tạo và tuyển chọn các dòng lúa chịu mặn từ tổ hợp lai hồi giao OM238/Pokkali. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 160-167.

Các bài báo khác
Tập 54, Số 7 (2018) Trang: 6-12
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...