Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự hấp phụ lân của đất trong điều kiện bón giảm phân lân trên một số vùng đất trồng lúa ba vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu đất được thu thập trên các ruộng thí nghiệm đã thực hiện bón giảm phân lân trong bảy vụ liên tiếp bao gồm: Đất phèn hoạt động tại tỉnh An Giang, đất phù sa phát triển tại tỉnh Bạc Liêu và đất phù sa đang phát triển tại thành phố Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng P hấp phụ tối đa của các nghiệm thức không bón P, bón 40 và 60 kg P2O5/ha trên đất An Giang đều đạt 2000 mg P/kg. Lượng P hấp phụ tối đa trên đất bạc Liêu dao động từ 625-667 mg P/kg và trên đất Cần Thơ dao động từ 588-625 mg P/kg và không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón giảm P trên mỗi loại đất. Phần trăm lượng P hấp phụ trên ba loại đất giảm dần khi thêm vào đất các dung dịch có nồng độ P tăng dần. Tuy nhiên, phần trăm P hấp phụ trên đất phèn hoạt động tại An Giang luôn duy trì ở mức cao (>90%), trong đó phần trăm hấp phụ P giảm mạnh khi thêm nồng độ P cao vào trong đất Bạc Liêu (54,6%) và đất Cần Thơ (30,4%). Cần nghiên cứu thêm về khả năng rửa trôi P ra nguồn nước nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân P và hiệu quả kinh tế mà vẫn không gây ra sự rửa trôi P ra môi trường.
Trích dẫn: Vũ Văn Long, 2016. Quan niệm của trần nguyên đán về giáo dục, khoa cử và việc trọng dụng nhân tài. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46c: 55-61.
Trích dẫn: Vũ Văn Long, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Minh Đông và Châu Minh Khôi, 2016. Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân lân đến lân dễ tiêu trong đất và năng suất lúa trên vùng đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 61-67.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên