Là lý thuyết danh tiếng trong phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia phục vụ cho hoạch định chính sách công nghiệp và thương mại quốc tế, mô hình “kim cương” về các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael E. Porter là một hình mẫu lý tưởng và được áp dụng rộng rãi. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển bền vững dựa trên lợi thế sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, và điều này là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Porter về địa phương hóa các lợi thế cạnh tranh. Do đó, áp dụng mô hình các nhân tố lợi thế cạnh tranh quốc gia là cần thiết cho trường hợp của Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp để phát triển cân bằng và bền vững khu vực này. Bài viết nêu lên quan điểm rằng nguồn lao động phục vụ nông nghiệp và thị trường tiêu dùng trong nước là hai yếu tố quan trọng để đảm bảo cho chính sách phát triển và cạnh tranh quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên