Hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) chứa hàm lượng cao anthocyanin, chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều trong thực phẩm. Nhằm nâng cao hiệu quả thu nhận anthocyanin, một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình ly trích đã được khảo sát như hình dạng hoa, thời gian thu hái, nhiệt độ và thời gian ly trích, pH dung dịch. Hiệu quả ly trích anthocyanin tốt nhất đạt được khi sử dụng hoa tươi dạng đôi với tỷ lệ 7,5% (w/v) được thu hái vào khoảng 6 đến 8 giờ sáng. Thí nghiệm tối ưu theo phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methodology, RSM) cho thấy dung dịch ly trích với nước ở nhiệt độ 70 oC trong thời gian 20 phút có hàm lượng anthocyanin cao nhất, đạt 20,1 mg/L. pH phù hợp cho quá trình ly trích trong khoảng từ 5,0 đến 7,0. Dung dịch giàu anthocyanin có thể được bổ sung vào các loại thức uống để nâng cao sức khỏe hoặc tạo ra những màu sắc hấp dẫn cho sản phẩm.
Trích dẫn: Trần Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Liên Thương, 2016. Nghiên cứu tạo chế phẩm từ Trichoderma sp. kiểm soát bệnh thán thư do Colletotrichum spp. gây ra trên cây ớt (Capsicum frutescens). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 86-92.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên