Chất thải hữu cơ là một vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ ở Sóc Trăng mà còn ở nhiều tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Rác thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người đặc biệt là rác thải hữu cơ mang nhiều mầm bệnh. Do đó, việc phân lập và chọn giống vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose là một nhu cầu cấp thiết. Nhiều mẫu rác thải rắn và lỏng được lấy từ các bãi rác thải hữu cơ ở các huyện Trần Đề, Kế Sách và Ngã Năm. Các dòng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose được phân lập trong môi trường chứa Carboxymethyl cellulose (CMC) làm nguồn thức ăn chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 26 dòng vi khuẩn được phân lập từ rác thải hữu cơ có hình thái khác nhau. Khuẩn lạc có hình tròn hoặc không đồng hình, bìa nguyên và lồi hoặc nổi. Đường kính khuẩn lạc từ 0,2-2,5 mm sau khi ủ 3 ngày ở 30oC. Dòng NC9 phân lập từ Huyện Ngã Năm và dòng KC2 phân lập từ Huyện Kế Sách là dòng có khả năng chuyển động bởi vì chúng có tiên mao (tiên mao có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi phóng đại đến mức 8.000 -10.000 lần). 17 dòng là vi khuẩn Gram dương và 9 dòng là vi khuẩn Gram âm. Tất cả các dòng đều dương tính với catalase. Tất cả các dòng phân lập được đều có khả năng phân giải CMC (10 g CMC/L medium). Kết quả giải trình tự gene 16S rDNA cho thấy dòng KC2 và NC9 được xác định là Bacillus subtilis and Bacillus cereus.
Tạp chí: Proceedings of The 6th International Conference on Fermentation Technology for Value Added Agricultural Products. Khon Kaen, Thailand. July 29-31, 2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên