In this study, we conducted liquid fuel recovery from solid waste by pyrolysis. 3 solid wastes (HDPE, butyl rubber and polypropylene) were used as a feedstock for pyrolysis. The results showed that 86% of liquid products were obtained for pyrolysis of the HDPE solid waste with slow and fast heating. However, liquid products obtained in the fast heating rate were of wax state at the room temperature. When applying pyrolysis for solid waste tyres, the results showed that slow heating rate delivered 44% of the liquid product in comparison to 52% for fast heating rate. Additionally, the composition of liquid pyrolysis product yielded 30% of gasoline, 63% of FO and DO. For solid waste polypropylene, the amount of liquid products increased with the heating rate. Specifically, liquid product was of 85% for the slow heating rate while it was of 93% for the fast heating rate. Liquid pyrolysis product from pyrolysis of polypropylene contained more gasoline than that of pyrolysis of the PE solid wastes and butyl rubber. This study also showed that the catalyst affected the amount of liquid pyrolysis products, but insignificantly affected the composition of the pyrolysis products. The results of this initial study may contribute to the use of waste for energy recovery in the future.
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu hồi nhiên liệu lỏng từ chất thải rắn là nhựa HDPE, PP và cao su butyl từ lốp xe phế thải bằng phương pháp nhiệt phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HDPE khi gia nhiệt theo chế độ chậm và chế độ nhanh cho hàm lượng sản phẩm lỏng (SPL) sau nhiệt phân bằng nhau (86%). Tuy nhiên SPL thu được ở chế độ gia nhiệt nhanh hơn bị đóng rắn tại nhiệt độ phòng. Với cao su butyl, kết quả cho thấy chế độ gia nhiệt chậm cho 44% SPL trong khi chế độ gia nhiệt nhanh cho 52% SPL. Khi phân tích, SPL có hàm lượng xăng 30% và 63% FO và DO. Đối với nhựa PP, chế độ gia nhiệt chậm SPL đạt 85% trong khi tại chế độ gia nhiệt nhanh đạt 93%. SPL từ nhiệt phân nhựa PP chứa thành phần xăng nhiều hơn so với chất thải rắn có nguồn gốc nhựa PE và cao su butyl. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xúc tác ảnh hưởng trực tiếp tới lượng SPL thu được sau nhiệt phân, tuy nhiên ít ảnh hưởng đến thành phần của sản phẩm thu được sau nhiệt phân. Các kết quả nghiên cứu bước đầu đóng góp vào việc sử dụng chất thải rắn để thu hồi năng lượng trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên