Nghiên cứu tập tính ăn lá cây rừng ngập mặn (RNM) của Ba khía (Sesarma sp.) tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Ma cho thấy: đối với lá đước, Ba khía ăn lá vàng nhiều hơn lá xanh; đối với lá mắm, không có sự chọn lựa giữa hai tình trạng lá xanh và lá vàng; đối với lá vẹt, Ba khía ăn lá vàng nhiều hơn lá xanh. Kết quả thí nghiệm về sự lựa chọn 3 loại lá cho thấy, đối với lá vàng thì Ba khía thích ăn lá mắm vàng nhiều nhất, tiếp đến lá vẹt vàng và ít nhất là lá đước vàng; đối với tình trạng lá xanh, Ba khía thích ăn lá mắm xanh nhiều nhất và không có sự chọn lựa giữa lá vẹt xanh với lá đước xanh. Hàm lượng dinh dưỡng (C,N,P) trong lá vàng đều thấp hơn trong lá xanh. Khi qua hệ thống tiêu hóa của Ba khía, tỷ lệ C/N đã giảm đi đáng kể. Đối với lá vẹt vàng, tỷ lệ C/N ở mẫu phân giảm 3,96 lần so với mẫu lá (từ 94,49 còn 23,88), tương tự ở lá mắm vàng giảm 3,43 lần (từ 68,33 còn 19,94); còn đối với lá xanh, tỷ lệ này giảm 2,49 lần ở lá vẹt xanh (ừ 52,81 xuống 21,2) và 1,5 lần ở lá mắm xanh (từ 35,04 xuống 23,02). Hàm lượng dinh dưỡng khi qua hệ thống tiêu hóa của Ba khía tăng lên đáng kể đã chứng minh Ba khía có vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa dinh dưỡng của RNM và là một trong những mắc xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của RNM.
Võ Ngươn Thảo, Trương Thị Nga, 2015. ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VẬT RỤNG CÂY ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata), VẸT TÁCH (Bruguirea parviflora) VÀ MẮM TRẮNG (Avicennia alba) TẠI CỒN ÔNG TRANG, XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 1-8
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên