Nghiên cứu khảo sát sự ảnh hưởng của Ethyl methane sulfonate đến sự hình thành các đột biến ở cây hoa chuông (Sinningia speciosa). Đoạn thân của hoa chuông in được xử lý bằng EMS với 6 nồng độ khác nhau (0%; 0,2%; 0,4%; 0,6%; 0,8%; 1%) trong 1 giờ và 2 giờ. Kết quả cho thấy nồng độ EMS càng cao, thời gian xử lý mẫu càng dài thì tỷ lệ mẫu sống, phát sinh chồi càng giảm và càng xuất hiện nhiều hình thái khác hơn so với đối chứng. Trong đó, nồng độ EMS 0,8% trong thời gian 1 giờ và nồng độ EMS 0,2 % trong 2 giờ cho kiểu hình cây con khác biệt so với đối chứng và có khả năng tái sinh cao. Vùng ITS của 02 nghiệm thức này được đọc trình tự ghi nhận 13 dấu SNPs (Single nucleotide polymorphism) trong đó xử lý EMS ở nồng độ 0,8% trong 1 giờ ghi nhận 12 dấu SNP, và 0,2% trong 2 giờ ghi nhận 1 dấu NSP.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên