Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định sự hiện diện của gene mã hóa các yếu tố bám dính và độc tố ruột của 90 chủng ETEC phân lập từ phân heo con (49 chủng từ heo con theo mẹ và 41 chủng từ heo con sau cai sữa) ở 4 tỉnh BSCL bằng kỹ thuật PCR và xác định những chủng ETEC mang gene độc lực có khả năng gây bệnh bằng kỹ thuật tiêm truyền trên động vật thí nghiệm.
Kết quả xác định gene mã hóa các yếu tố độc lực gây bệnh của 49 chủng ETEC phân lập từ phân heo con theo mẹ tiêu chảy, cho thấy có 44,9% chủng có kháng nguyên bám dính (F4, F5, F6, F18 và intimin) và 48,98% chủng có độc tố (STa, STb, LT, EAST1). Trong đó chủng mang kháng nguyên bám dính F4 được tìm thấy nhiều nhất (16,33%); tiếp theo là F18 (12,2%), F5 (6,12%), F6 (8,16%) và intimin (4,08%). Các chủng mang gene mã hóa độc tố STb (38,78%) và EAST1 (30,61%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là STa (14,29%) và LT (10,20%). Tương tự, từ 41 chủng ETEC phân lập từ phân heo sau cai sữa tiêu chảy, kháng nguyên bám dính và intimin được tìm thấy với tỷ lệ là 58,54%, trong đó tỷ lệE. coliF18 là cao nhất (22,45%), tiếp theo là F4, F5, F6 và intimin với tỷ lệ lần lượt là 14,63%; 12,2%; 2,44% và 2,44%. Tỷ lệ các chủng mang gene mã hóa các loại độc tố ở nhóm tuổi này cũng cao nhất với STb (26,83%), EAST1 (24,39%), tiếp theo là STa (17,07%), và LT (14,63%).
Đa số các chủng ETEC phân tập từ heo con tiêu chảy có khả năng gây bệnh trên chuột bạch ddY sau khi tiêm vào xoang bụng, 13/17 chủng gây chết 100% chuột thí nghiệm sau 6-24 giờ, 4/17 chủng gây chết 50% chuột sau 18-48 giờ. Trong khi đó, 100% chủng E. coli được phân lập từ heo bình thường không gây chết chuột.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên