Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 140-155
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường trong vùng đê bao ở thời điểm trước và sau xả lũ, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý lũ vùng đê bao hiệu quả tại huyện Tri Tôn, An Giang. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chuẩn hóa số liệu, thang đo Likert trong đánh giá số liệu. Các chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí đánh giá đất đai của FAO và các nghiên cứu đã được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau xả lũ trung bình năng suất (6,4 tấn/ha) cao hơn trước xả lũ (5,6 tấn/ha); sau xả lũ lợi nhuận 15,8 triệu đồng/ha/vụ cao hơn trước xả lũ 11,4 triệu đồng/ha/vụ;, lượng phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như tần suất sử dụng thuốc giảm so với trước xả lũ. Môi trường đất sau xả lũ được cung cấp thêm phù sa và hàm lượng dinh dưỡng, tăng nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác lúa sau xả lũ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường so với trước xả lũ. Mô hình canh tác lúa sau xả lũ cho tổng số điểm 3 mục tiêu (kinh tế, xã hội và môi trường) lớn hơn thời điểm trước xả lũ với số điểm lần lượt là 0,96 và 0,86

 
Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...