Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
2 (2023) Trang: 29-36
Tạp chí: Nông nghiệo và phát triển nông thôn

Việt quất được trồng làm cây cảnh ở đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) vì thích hợp với khí
hậu và điều kiện đất có độ pH 4,5 - 5. Tuy nhiên, phần lớn đất ở ĐBSCL thuộc sa cấu sét và có hàm
lượng chất hữu cơ (CHC) thấp, điều này làm đất kém thoáng khí và độ phì kém. Mục tiêu của nghiên
cứu nhằm đánh giá sử dụng 45-20-20 kg N, P, K cho thí nghiệm trong chậu với đất sét phù sa được
phối trộn 10 t CHC/ha. Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Trường Đại học Cần Thơ, bố trí theo
kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức: (i) N, P, K; (ii) P, K; (iii) N, K; (iv) N, P với 4 lần
lặp lại. Hàm lượng (g/kg) N, P và K trong lá việt quất được xác định theo thứ tự là 15,5; 0,87 và 4,34.
Hàm lượng này được đánh giá đạt ở mức đủ theo thang của Hart và cs (2020). Không bón N hoặc P
gây ra các hàm lượng này (g/kg) bị giảm dưới ngưỡng, tương ứng với N trong lá là 12,5 và P là 0,57
g/kg. Hơn nữa, đối với nghiệm thức P, K, việc không bón N cũng dẫn đến sự giảm đồng thời hàm
lượng (g/kg) của N, P và K trong lá ở mức dưới ngưỡng hàm lượng chuẩn. So với bón đầy đủ NPK, các
nghiệm thức khuyết N (nền PK), P (nền NK) và K (nền NP) có lượng hút thu N, P và K trong lá chỉ đạt
ở mức theo thứ tự là 37%, 63% và 67%. Việc bón phân N có vai trò điều phối hàm lượng P và K trong
cây việt quất. Theo dõi nồng độ N, P và K trong các mô lá là rất quan trọng cho việc chẩn đoán tình
trạng cung cấp dưỡng chất từ đất.

Các bài báo khác
Số 40 (2015) Trang: 83-89
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...