Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với tác động của biến đổi khí hậu. Khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa được đánh giá tại 4 tỉnh phía Nam Sông Hậu thuộc các đặc thù sinh thái khác nhau tùy theo chế độ thủy văn và đặc tính đất đai, bao gồm An Giang (lũ), Cần Thơ (phù sa), Hậu Giang (đất phèn) và Bạc Liêu (nước mặn). Nghiên cứu được thực hiện thông qua tiếp cận định tính, chủ yếu là thảo luận nhóm. Có 23 nhóm nông dân được thảo luận, các nhóm này được phân chia theo quy mô sở hữu đất nông nghiệp (nhỏ và lớn hơn 1 ha) và hệ thống canh tác chính dựa trên nền lúa tại các điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy rằng các hiểm họa chính được nông dân chỉ ra là nhiệt độ cao bất thường, ngập úng do lũ và mưa, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch hại trên lúa. Nông dân đã và đang ứng phó lại các tác động này; tuy vậy, bên cạnh các yếu tố thúc đẩy, họ đang đối mặt với nhiều yếu tố gây cản trở quá trình thích ứng. Các yếu tố thúc đẩy gồm có diện tích đất lúa và hiệu quả sử dụng tài nguyên, phương tiện tiếp cận thông tin và các tổ chức không chính thức tại cộng đồng (CLB giống và khuyến nông). Các yếu tố cản trở đa dạng hơn, chẳng hạn như thiếu lao động, đất canh tác hạn chế, ô nhiễm nước mặt, thiếu vốn cục bộ và tham gia đoàn thể địa phương.
Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 120-129
Trích dẫn: Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng và Nguyễn Thị Kim Thoa, 2020. Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5D): 269-277.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên