Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 43 (2016) Trang: 97-105
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 24/08/2015

Ngày chấp nhận: 25/05/2016

Title:

Technical and financial aspects of the freshwater prawn-rice-tiger shrimp farming systems in Bac Lieu province

Từ khóa:

Tôm càng xanh, Macrobrachium rosenbergii, tôm lúa, nước lợ

Keywords:

Freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii, rice-prawn, brackish water

ABSTRACT

This study was conducted in 2013 through the interview of 60 households applying the giant freshwater prawn - rice - tiger shrimp farming systems in Bac Lieu province. The study aimed to evaluate the effects of different factors on the efficiency of the prawn farming in order to contribute to sustainable development of faming system in the brackish water area of the Mekong Delta. The results showed that the farms were in average area of 2.2ha; ditch area of 29.1% of total farm area. Water salinity of the farming region during the cropping season were in range of 2-10ppt. Prawn seeds were stocked at average density of 1.1 inds/m2, and only 50% of the prawn farms were fed with by-products or trash fish. After 6-8 months of culture, average prawn yield of 110 kg/ha/crop and net income of 11.5 millions VND/ha/crop were obtained. Prawn farming covers only 11.8% of total production cost of the whole system including prawn, rice, and tiger shrimp but contribute up to 22.7% of total net income of the prawn-rice-tiger shrimp system. Short grow-out period, prawn seed nursing, supplementary feeding and partial harvest improved the efficiency of the farming. Water salinity in the range of 2-10 ppt did not affect significantly on prawn yields but higher salinity (5-10 ppt) improved the cost-benefit ratio. The results indicated this system could be good potential for further development.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2013, thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa và luân canh với tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển mô hình trong môi trường nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, trung bình diện tích nuôi của các hộ là 2,2 ha, mương bao chiếm 29,1%. Vùng nuôi tôm có độ mặn dao động trong năm khoảng 2 - 10‰. Mật độ thả tôm trung bình của các hộ là 1,1 con/m2 và có 50% số hộ cho tôm ăn bổ sung bằng các phụ phẩm hay cá tạp. Sau 6-8 tháng nuôi, trung bình năng suất tôm đạt 110 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 11,5 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí nuôi tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8 % tổng chi phí sản xuất, nhưng đạt đến 22,7 % tổng lợi nhuận của cả mô hình tôm càng xanh – lúa và luân canh với tôm sú. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định các yếu tố như thời gian nuôi ngắn (6 tháng), ương giống trước khi thả, cho ăn bổ sung và thu tỉa đã làm tăng hiệu quả của mô hình nuôi. Độ mặn 2-10‰ không ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi, nhưng độ mặn 5-10‰ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả cho thấy mô hình này rất triển vọng để mở rộng phát triển.

Trích dẫn: Huỳnh Kim Hường, Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Ngọc Hải, 2016. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh với tôm sú ở vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 97-105.

Các bài báo khác
Số 38 (2015) Trang: 35-43
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...