Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự phát thải N2O khi bón các dạng phân đạm. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng gồm 4 nghiệm thức: (1) urê, (2) urê-nBTPT (n-butyl thiophosphoric triamide), (3) NPK viên nén, (4) NPK IBDU (isobutyllidense diurea) với 3 lần lặp lại. Lượng phát thải khí N2O từ ruộng lúa được khảo sát theo thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 60 sau khi sạ, mỗi lần thu mẫu cách nhau 3 ngày. Kết quả cho thấy tốc độ phát thải N2O của nghiệm thức bón urê, urê-nBTPT, NPK viên nén và NPK IBDU lần lượt là 0,03-0,47; 0,01-0,33; 0,03-0,29; và 0,01-0,23 mgN2O.h-1.m-2. Bón phân urê và urê-nBTPT có tốc độ phát thải cao tập trung ở 1-7 ngày sau khi bón của các đợt bón phân. Nghiệm thức bón urê có tổng lượng phát thải N2O cao hơn các dạng phân đạm khác. Kết quả này cho thấy các dạng phân đạm (urê-nBTPT, NPK viên nén và NPK IBDU) có hiệu quả trong việc giảm phát thải N2O, góp phần giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính phát thải từ ruộng lúa.
Võ Thanh Phong, Nguyễn Mỹ Hoa, Nguyễn Minh Đông, Trần Thanh Phong, 2015. ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN CÁC DẠNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NH4+ TRONG ĐẤT VÀ BỐC THOÁT NH3 TRONG CANH TÁC LÚA Ở TAM BÌNH - VĨNH LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 128-135
Phong, V.T., Dao, N.T.A., Hoa, N.M., 2017. Effects of nitrogen fertilizer types and alternate wetting and drying irrigation on rice yield and nitrous oxide emission in rice cultivation. Can Tho University Journal of Science. Vol 6: 38-46.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên