Investigation of saline intrusion in irrigating canals and agricultural soils in Long My District, Hau Giang Province
Từ khóa:
Xâm nhập mặn, Hậu Giang, Na+ hòa tan, Na+ trao đổi và sodic hóa
Keywords:
Saline intrusion, Hau Giang, soluble Na+, exchangeable Na+and sodic
ABSTRACT
The study aimed at investigating the effect of saline intrusion on the presence of salinity in irrigating canals and agricultural soils in Long My district, Hau Giang province. The samples of soil and water were collected at 30 locations evenly distributing in two communes Luong Nghia and Vinh Vien A, where were mostly affected by saline intrusion. Water samples were collected on the main irrigating canals at the highest tides from the beginning of February to the end of April in 2012 and 2013. Soil samples were collected in early March and late April, at depth of 0-20 cm on the rice fields or vegetables-cultivating soils where locate near the water-sampling locations. The results showed that irrigating canals had EC lower than 2 mS/cm at the start of dry season, but increasing in the end of dry season. EC in canal water was highly varried between 2012 and 2013, significantly higher in 2013 than in 2012. By the end of dry season, the highest EC values of canal waters reached at 16,0 mS/cm in Luong Nghia and at 12,0 mS/cm in Vinh Vien A. Salinity accumulated in soils was low. Exchangeable sodium percentage (ESP) of most of the locations was below 15%, indicating that soil had not been sodic. There was no correlation between EC values of canal water and EC values of soil extracts as well as soluble Na+ present in soil extracts in the studied sites.
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trong nước và đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Mẫu đất và nước được thu tại 30 vị trí phân bố đều trên địa bàn hai xã Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A, là khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Mẫu nước được thu từ các kênh chính và kênh nội đồng vào thời điểm triều cường từ tháng 2 đến cuối tháng 4 trong mùa khô hai năm 2012 và 2013. Mẫu đất được thu ở độ sâu từ 0 đến 20 cm từ các ruộng canh tác lúa hoặc rau màu nằm gần vị trí thu mẫu nước. Mẫu đất được thu vào hai thời điểm: mùa khô (đầu tháng 3) và đầu mùa mưa (cuối tháng 4) trong cùng năm khảo sát mẫu nước. Kết quả ghi nhận EC nước kênh trong khu vực đê bao < 2 mS/cm vào đầu mùa khô và tăng cao vào cuối mùa khô. Có sự biến động về độ mặn của nước kênh giữa các năm, độ mặn nước kênh tại hai xã năm 2013 cao hơn năm 2012. Vào cuối mùa khô năm 2013, EC nước kênh cao nhất đạt 16,0 mS/cm tại xã Lương Nghĩa và 12,0 mS/cm tại xã Vĩnh Viễn A. Xâm nhập và tích lũy mặn trong đất thấp, đất tại đa số các vị trí thu mẫu chưa bị “sodic hóa” với phần lớn các vị trí thu mẫu đất có ESP dao động trong khoảng 0,1 đến 14,4%. Không tìm thấy mối tương quan giữa giá trị EC trong nước kênh với EC dung dịch trích đất-nước (1:2,5) và hàm lượng Na+ hòa tan trong dung dịch đất tại khu vực khảo sát.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên