Thông tin chung: Ngày nhận: 01/03/2015 Ngày chấp nhận: 28/10/2015 Title: Application semi biofloc technology for white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) intensive farm Từ khóa: Semi biofloc, Biofloc, tôm chân trắng, tỉ lệ C:N, bột mì Keywords: Semibiofloc, Biofloc, white leg shrimp (Litopenaeus vannamei), the ratio C: N, wheat flour | ABSTRACT This study included two experiment and a cultural testing phase to evaluate the possibility of raising white shrimp under Semibiofloc process in Dam Doi district, Ca Mau province. The experiment 1 consists of 4 treaments: Treament 1 being control, treament 2 using molasses, treament 3 using rice flour and treament 4 using wheat flour and the experiment 2 consists of 4 different treaments about the rate of additional carbohydrate in process (the ratio C/N of treament 1 is 5:1, treament 2 is 10:1, treament 3 is 15:1 and treament 4 is 20:1) to find out the effectively used substrate and determine the reasonable ratio C/N in Semibiofloc process in the Mekong River Delta conditions (MRD). The results showed that the use of wheat flour by the ratio to the C: N of 10: 1 improved the survival and growth rate of shrimp, showed significantly differences (p<0,05) and cost effective, as well, and ensured the appropriate environment for white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) to grow. In the experimental farming of white leg shrimp in Dam Doi District, Ca Mau Province, environmental factors varied on the allowed range, suitable to the growth of raised shrimp. The yield obtained from the model is 14.308 tons/ha/crop, with an average survival rate of 89.2% and a low feed conversation rate (FCR = 1.012) and profit up to 666 million dong/ha/crop. This is considered effective model that can be replicated throughout the province of Ca Mau and the coastal area in Mekong Delta region. TÓM TẮT Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm và một đợt nuôi thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng nuôi tôm chân trắng theo qui trình semibiofloc tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm 1 gồm có 4 nghiệm thức (NT): NT1 là NT đối chứng, NT2 sử dụng rỉ đường, NT3 sử dụng bột gạo và NT4 sử dụng bột mì và thí nghiệm 2 gồm có 4 nghiệm thức khác nhau về tỉ lệ carbohydrate bổ sung trong qui trình (NT1 tỉ lệ C/N = 5:1, NT2 là 10:1, NT 3 là 15:1 và NT 4 là 20:1) nhằm tìm ra cơ chất sử dụng hiệu quả và xác định tỷ lệ C : N hợp lý trong qui trình Semibiofloc trong điều kiện ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả cho thấy sử dụng bột mì với tỉ lệ C:N là 10:1 cho tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê, và có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo được môi trường thích hợp cho tôm chân trắng phát triển. Trong nuôi thực nghiệm tôm chân trắng tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, các yếu tố môi trường biến động trong khoảng cho phép, thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Năng suất thu được từ mô hình là 14,308 tấn/ha/vụ, với tỉ lệ sống bình quân là 89,2%; hệ số sử dụng thức ăn thấp (FCR = 1,012) và lợi nhuận thu được là 666 triệu đồng/ha/vụ. Đây là mô hình nuôi hiệu quả có thể nhân rộng ra toàn tỉnh Cà Mau và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. |