Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
43 (2014) Trang: 31-36
Tạp chí: Khoa học Đất
Liên kết:

Mất đạm do bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng phân đạm của cây lúa, đồng thời các khí nhà kính, bao gồm: NH3, CH4, N2O là tác nhân gây nên biến đổi khí hậu. NH3 được xem như là khí nhà kính bởi vì sự phát thải NH3 đưa đến sự lắng tụ N và từ đó hình thành N2O. Với việc thâm canh lúa 3 vụ trong năm, thời gian nghỉ của đất giữa 2 vụ quá ngắn đã đưa đến đất lúa ở tình trạng khử kéo dài và sản sinh CH4 và N2O. Biện pháp cải thiện kỹ thuật canh tác và quản lý đất là cần thiết để tránh các vấn đề phát thải khí nhà kính. Đề tài được thực hiện nhằm tiêu: (i) Khảo sát ảnh hưởng của biện pháp bón thấm urea trên lượng phát thải khí nhà kính (ii) Đánh giá khả năng cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa bằng biện pháp bón thấm urea. Đề tài được thực hiện trên các lô thẩm kế tại khu thực nghiệm-Khu II, Đại Học Cần Thơ, vụ Hè Thu 2012. Kết quả là: Biện pháp bón thấm urea - tái ngập nước sau một ngày có lượng bốc thoát NH3 và CH4 thấp nhất. Tuy nhiên nghiệm thức này lại làm gia tăng phát thải N2O. Đối với cây lúa, hai biện pháp bón thấm urea - tái ngập sau một ngày giúp gia tăng chiều cao cây, số hạt/bông, số bông/m2, tỷ lệ hạt chắc và do đó năng suất lúa thực tế được nâng cao

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...