Các chế phẩm thảo dược dưới dạng chất chiết xuất được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kích thích tăng trưởng, chống lại mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, đặc biệt trên tôm. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả của cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) lên sự sống, tăng trưởng và sự hiện diện vi khuẩn đường ruột, gan tụy của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 (postlarvae 15) được thuần dưỡng 15 ngày trước khi được cho ăn thức ăn có trộn cao chiết thầu dầu. Nghiên cứu được thực hiện gồm 4 nghiệm thức với các nồng độ bổ sung cao chiết thầu dầu lần lược 0 (đối chứng); 0,5%; 1,0% và 1,5%, mỗi nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần. Thông số về mật số vi khuẩn tổng, Vibrio spp. trong ruột, gan tụy tôm được xác định ở thời điểm 30 và 60 ngày; sự sống và tăng trưởng được xác định ở thời điểm 60 ngày. Kết quả cho thấy thức ăn bổ sung cao chiết thầu dầu 1; 1,5% giúp gia tăng tỷ lệ sống và kích thích tăng trưởng đối với tôm thẻ chân trắng, đồng thời cải thiện mật độ vi khuẩn Vibrio spp. trong ruột và gan tụy tôm. Những kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích khi ứng dụng thảo dược trong nuôi tôm thương phẩm.
Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Nguyễn Văn Toàn, Huỳnh Văn Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 2020. Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 137-148.
Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Võ Tấn Huy và Trần Thị Tuyết Hoa, 2018. Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 143-150.
Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Trần Thị Tuyết Hoa, 2020. Ảnh hưởng của chất chiết thảo dược lên tăng trưởng, miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) với Vibrio parahaemolyticus. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 150-159.
Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Huỳnh Trường Giang và Trần Thị Tuyết Hoa, 2018. Đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng với Vibrio harveyi của tôm sú (Penaeus monodon) ăn thức ăn có bổ sung chất chiết từ rong mơ (Sargassum microcystum). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 158-167.
Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Võ Tấn Huy và Trần Thị Tuyết Hoa, 2019. Ảnh hưởng của cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) lên miễn dịch và khả năng kháng bệnh do Vibrio parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 72-80.
Hồng Mộng Huyền, Trần Thị Tuyết Hoa, 2015. Khả năng phòng bệnh đốm trắng của bào tử Bacillus subtilis biểu hiện gen VP28 trên tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 82-88
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên