Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số CĐ Thủy sản (2020) Trang: 137-148
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 21/10/2019
Ngày nhận bài sửa: 21/11/2019

Ngày duyệt đăng: 23/04/2020

 

Title:

Current status of using herbal plants in shrimp farming in the Mekong Delta, Vietnam

Từ khóa:

Cà Mau, Sóc Trăng, thảo dược, tôm

Keywords:

Ca Mau, herbal plants, shrimp, Soc Trang

ABSTRACT

Herbal plants are used to improve health, prevent and treat aquatic animal diseases, especially in marine shrimp farms in the Mekong Delta. However, detailed information on the use of herbal plants in shrimp farming in the Mekong delta is limited. This kind of information is important in the assessment of the characteristics, needs and potential use of herbal plants for the marine shrimp industry. The current study reports on a survey conducted in 2018 into the current use of herbal plants in shrimp farming. Ninety shrimp farmers in Ca Mau and Soc Trang provinces participated in the survey. Results showed: (i) herbal plants were used in both intensive shrimp farming in earthen ponds and super-intensive shrimp farming in plastic-lined ponds. The percentages of farmers using herbal plants in Ca Mau and Soc Trang were 58% and 51%, respectively; (ii) 18 herbal plant species were used in the shrimp farming process. (iii) the enhancement of shrimp immune system was the reason for application of herbal plants by most of shrimp farmers, followed by antibacterial activity of herbal plants; (iv) in Ca Mau, the group of farmers using herbs reported differences in the size of the harvested shrimp, costs and profits compared to those in the herb-nonuse group. It can be concluded that the use of herbal plants in marine shrimp farming in the Mekong Delta has demonstrated positive effects and has the potential to become widespread in a near future.

TÓM TẮT

Thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe, phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thông tin chi tiết về tình hình sử dụng thảo dược tại hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đặc điểm, nhu cầu và tiềm năng của thảo dược đối với ngành nuôi tôm biển. Nghiên cứu trình bày kết khảo sát về việc sử dụng thảo dược tại 90 hộ nuôi tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, khảo sát được thực hiện vào năm 2018. Kết quả ghi nhận (i) thảo dược được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh bằng ao đất và siêu thâm canh bằng ao lót bạt. Số hộ đang sử dụng thảo dược chiếm 58% ở Cà Mau và 51% ở Sóc Trăng; đối tượng áp dụng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. (ii) Có 18 loài thảo dược được sử dụng trong quá trình nuôi. (iii) Các loài thảo dược giúp tăng cường miễn dịch được người nuôi lựa chọn sử dụng nhiều nhất, kế đến là hoạt tính kháng khuẩn. (iv) Ở Cà Mau, nhóm hộ nuôi sử dụng thảo dược cho biết có sự chênh lệch về kích cỡ tôm thu hoạch, chi phí và lợi nhuận so với nhóm hộ không sử dụng thảo dược. Kết quả khảo sát cho thấy thảo dược được sử dụng hiệu quả và có tiềm năng sử dụng rộng rãi trong tương lai gần trong nuôi tôm biển ở vùng ĐBSCL.

Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Nguyễn Văn Toàn, Huỳnh Văn Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 2020. Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 137-148.

Các bài báo khác
Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 143-150
Tải về
Tập 56, Số 5 (2020) Trang: 150-159
Tải về
Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 158-167
Tải về
Tập 55, Số 4 (2019) Trang: 72-80
Tải về
Số 37 (2015) Trang: 82-88
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...