Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 143-150
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 17/05/2018
Ngày nhận bài sửa: 28/06/2018

Ngày duyệt đăng: 30/07/2018

 

Title:

Antimicrobial activity of herbal extracts against shrimp pathogenic bacteria

Từ khóa:

Chất chiết thảo dược, hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ diệt khuẩn tối thiếu (MBC), Vibrio

Keywords:

Antimicrobial activity, herbal extracts, minimum inhibitory concentration (MIC), minimum bactericidal concentration (MBC), Vibrio

ABSTRACT

This study was carried out to determine the antimicrobial activity of seven herbal extracts (Ricinus communis L., Hedyotis corymbosa L., Vernonia amygdalina del., Moringa oleifera, Callisia fragrans, Acanthus ilicifolius L. and Wedelia calendulacea (L) Less) which were collected in the Mekong Delta. Antimicrobial activity, minimum inhibitory concentration (MIC), and minimum bactericidal concentration (MBC) of the seven herbal extracts were screened for two common shrimp pathogens (Vibrio harveyi and Vibrio parahaemolyticus). The results showed that (i) seven herbal extracts have different antimicrobial activity; the extract of R. communis showed the highest diameter of the inhibition zone from 17 -18 mm, followed by the extracts of V. amygdalina del., M. oleifera, A. ilicifolius L. and W. calendulacea (L) Less. with the inhibition zone range of 10 - 11 mm. Similarly, the smallest inhibition zone was recorded for the extracts of H. corymbosa L. and C. fragrans) at 7 and 8 mm, respectively; (ii)  The results suggested that were also found to be effective at the extract of R. communis L for against V. harveyi, V. parahaemolyticus, with MIC and MBC values were 1.25 mg ml-1 and 2.5 mg ml-1; 2.5 mg ml-1 và 5.0 mg ml-1, respectively.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bảy loại chất chiết thảo dược (thầu dầu, lưỡi rắn, mật gấu, chùm ngây, lược vàng, ô rô và sài đất) với nguyên liệu được thu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của bảy loại cao chiết thảo dược được sàng lọc trên hai chủng vi khuẩn thường gây bệnh cho tôm nuôi (Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus). Kết quả ghi nhận: Bảy loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) cho hiệu quả cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn 17 - 18 mm, kế đến là cao chiết mật gấu (Vernonia amygdalina del.), chùm ngây (Moringa oleifera), ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và sài đất (Wedelia calendulacea (L) Less.) với đường kính vòng vô khuẩn ở mức trung bình từ 10 - 11 mm. Ngược lại, đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất trên cả hai chủng vi khuẩn thu được từ dịch chiết cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa L.) và lược vàng (Callisia fragrans) với vòng kháng khuẩn tương ứng là 7 mm và 8 mm; Kết quả cũng được xác định hiệu quả ở cao chiết thầu dầu đối với V. harveyi, V. parahaemolyticus, tương ứng với giá trị MIC và MBC là 1,25 mg/ml và 2,5 mg/ml; 2,5 mg/ml và 5,0 mg/ml.

Trích dẫn: Hồng Mộng Huyền, Võ Tấn Huy và Trần Thị Tuyết Hoa, 2018. Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 143-150.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Thủy sản (2020) Trang: 137-148
Tải về
Tập 56, Số 5 (2020) Trang: 150-159
Tải về
Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 158-167
Tải về
Tập 55, Số 4 (2019) Trang: 72-80
Tải về
Số 37 (2015) Trang: 82-88
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...