Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn liên kết với thực vật (Enterobacter cloacae, Burkholderia acidipaludis , Bacillus sp) kết hợp với các liều lượng phân đạm, phân lân đến năng suất khoai lang và hiệu lực của các chủng vi khuẩn triển vọng đến năng suất khoai lang trồng trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện trong 2 vụ: vụ xuân hè 2016 và hè thu 2016. Kết quả của thí nghiệm cho thấy hoạt tính cố định đạm của vi khuẩn Burkholderia acidipaludis mạnh nhất so với 2 vi khuẩn còn lại thông qua việc gia tăng số củ khoai lang. Bón 60kgN/ha kết hợp với chủng vi khuẩn Burkholderia acidipaludis cho số củ, chiều dài của, đường kính củ và năng suất củ khoai lang tương đương với bón 90 kg N/ha. Sử dụng chủng vi khuẩn Burkholderia acidipaludis đã tiết kiệm được khoảng 30% lượng phân đạm bón cho khoai lang.
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Trịnh Quang Khương, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2016. Hiệu quả của vi khuẩn nội sinh burkholderia vietnamiensis lên sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên ba vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 1-8.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên