Thông tin chung: Ngày nhận: 29/11/2015 Ngày chấp nhận: 25/07/2016 Title: Applcation of plant-associated bacteria on the growth and yield of rice crops cultivated on acid sulphate soil in the Mekong Delta Từ khóa: Burkholderia vietnamiensis, đất phèn, Hòn Đất, Hồng Dân, Long Mỹ, vi khuẩn nội sinh Keywords: Acid sulfate soil, Burkholderia vietnamiensis, endophytic bacteria, Hon Dat, Hong Dan, Long My | ABSTRACT The research was done to aim(i) evaluating the effects of three bacteria Burkholderia vietnamiensis(X1), Burkholderia vietnamiensis(X2), Burkholderia vietnamiensis (X3) with nitrogen and phosphorus fertilizer on rice yields (ii) estimating the efficiency of the promising bacteria in improving the yield of rice crops cultivated on acid sulfate soils in the Mekong delta. Field experiments were carried out in two rice crops: summer-autumn (SA) and autumn-winter (AW) seasons in 2015 at three different sites: Long My, Hong Dan and Hon Dat districts, representative for three different acid sulfate soils. Results showed that the rice yield was highest under treatment of X3 in 2015 SA season at Hong Dan and Long My. However, at Hon Dat district, the most efficiency was in the soil treated with X1 bacterium. In 2015 AW season, the treatment of X3 bacterium in combination with 60 kgN ha-1 gave rice yields higher than the treatment of 90 kgN ha-1. The application of phosphorus fertilizer with X1 and X3 bacteria resulted in the highest yields at Hon Dat and Hon Dan district, respectively. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu (i) đánh giá ảnh hưởng của 3 dòng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis (X1), Burkholderia vietnamiensis (X2), Burkholderia vietnamiensis (X3) với các liều lượng phân đạm, phân lân lên năng suất của lúa (ii) hiệu quả của vi khuẩn triển vọng lên năng suất lúa trồng trên đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2015 trên 3 địa điểm đại diện cho 3 vùng đất phèn khác nhau ở ĐBSCL như: Long Mỹ, Hồng Dân và Hòn Đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu năm 2015 ở Hồng Dân, Long Mỹ chủng vi khuẩn X3 làm tăng năng suất lúa cao nhất trong số 3 dòng vi khuẩn được thử nghiệm. Tuy nhiên, ở Hòn Đất lại cho thấy chủng vi khuẩn X1 cho hiệu quả cao nhất. Trong vụ Thu Đông năm 2015, chủng vi khuẩn X3 được chọn lọc kết hợp bón 60 kg N ha-1 cho năng suất lúa cao hơn so với chỉ bón 90 kg N ha-1 ở Hồng Dân, Long Mỹ và ở Hòn Đất khi chủng vi khuẩn X1 kết hợp bón 60 kg N ha-1 cho năng suất lúa cao hơn so với chỉ bón 90 kg N ha-1. Sự phối hợp bón phân lân với chủng vi khuẩn X1 cho năng suất cao nhất ở Hòn Đất và X3 cho năng suất lúa cao nhất ở Hồng Dân. |
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Trịnh Quang Khương, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2016. Hiệu quả của vi khuẩn nội sinh burkholderia vietnamiensis lên sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên ba vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 1-8. |