Bọ rùa đỏ, Micraspis discolor Fabricius, hiện diện khá phổ biến trên đồng ruộng và được ghi nhận là loài bắt mồi có ý nghĩa trong phòng trừ sinh học. Sự thích ứng với một số loại thức ăn nhân tạo và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với M. discolor được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 4 loại thức ăn nhân tạo được khảo sát, M. discolor được nuôi bằng thức ăn nhân tạo 2 cho tỷ lệ sống của ấu trùng, tỷ lệ vũ hóa của trưởng thành, số lượng trứng đẻ/con cái và tỷ lệ trứng nở là tương đương với M. discolor được nuôi bằng rầy mềm Aphis craccivora sấy khô. Mặt khác, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa M. discolor được nuôi bằng xác ấu trùng rầy mềm A. craccivora trữ lạnh và nuôi bằng ấu trùng mềm A. craccivora còn sống. Mặc dù ít ảnh hưởng lên sự phát triển của trứng và nhộng, các loại thuốc trừ sâu thử nghiệm, trừ Muskardin (Beuveria bassiana), đều có hiệu lực gây chết cao (80% ? 100%) đối với ấu trùng và tương đối cao (20% - 100%) đối với trưởng thành của bọ rùa M. discolor.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên