ảnh hưởng của dịch nghiền cải xanh và dung dịch allyl isothiocyanate 1% (AITC1%) lên sự hấp dẫn tập hợp đối với bọ nhảy Phyllotreta striolata F. đã được khảo sát trong các điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng ở Trường Đại học Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Kết quả ghi nhận từ tất cả các điều kiện khảo sát cho thấy dịch trích bọ nhảy đực, dịch cải nghiền và dung dịch AITC1% đã hấp dẫn đối với thành trùng bọ nhảy (cả con đực và con cái) cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong khi dịch trích bọ nhảy cái không cho hiệu lực hấp dẫn. Điều này chứng tỏ bọ nhảy đực đã tiết pheromone tập hợp để hấp dẫn các cá thể trong loài. Mặt khác, khi thêm dịch nghiền cải xanh hoặc dung dịch AITC1% vào dịch trích bọ nhảy đực đã làm gia tăng có ý nghĩa số lượng bọ nhảy bị hấp dẫn. Xa hơn, khi thêm đồng thời cả dịch nghiền cải xanh và dung dịch AITC1% vào dịch trích bọ nhảy đực thì số lượng bọ nhảy bị hấp dẫn là cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức chỉ chứa dịch trích bọ nhảy đực và một thành phần hay hai thành phần dịch cải nghiền hay dung dịch AITC1%. Các kết quả này cho thấy AITC và các hợp chất bay hơi được hình thành từ dịch nghiền cải xanh đã làm tăng cường hiệu lực hấp dẫn của pheromone tập hợp đối với bọ nhảy.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên