Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các Trường đại học và cao đẳng khối Nông-Lâm-Ngư-Thủy Lợi toàn quốc lần thứ sáu, Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk, 25-26/ 9/ 2014
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum là tác nhân gây bệnh héo xanh thối củ gừng. Qua đánh giá sơ khởi, ghi nhận có 62/380 mẫu vi khuẩn vùng rễ phân lập được có biểu hiện đối kháng với R. solanacearumở các mức độ khác nhau; đánh giá thêm tính đối kháng đối với 3 nguồn phân lập của R. solanacearum xác định được 3 mẫu có khả năng đối kháng mạnh và ổn định là PGPR 1, TT5.10et, TT2.1t, với bán kính vòng vô khuẩn tương ứng là 0,89; 0,8 và 0,89cm ở thời điểm 5 ngày sau khi thử. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận cả ba mẫu đều có hiệu quả trong kiểm soát bệnh thối củ gừng ở điều kiện nhà lưới, tương đương với Starner 20WP. Về cách xử lý, hiệu quả của cách xử lý nhiều lần (46,67%) cao hơn so với xử lý trước trồng (25,33%) và xử lý sau trồng 30 ngày (25,33%). Tại thời điểm 110 ngày sau khi trồng, hiệu quả kiểm soát bệnh đạt 73,33% ở nghiệm thức xử lý nhiều lần bằng mẫu vi khuẩn TT2.1t. Qua định danh dựa trên kỹ thuật phân tử, cả 3 mẫu này đều thuộc loài Bacillus amyloliquefaciens. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng, ghi nhận biện pháp ngâm hom giống với huyền phù vi khuẩn vùng rễ (B. amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis) (108 cfu/ml) trong 30 phút và sau đó xử lý bổ sung 1 lần/tháng đã giúp kiểm soát tốt bệnh thối củ gừng cho đến 180 ngày sau khi trồng. Bên cạnh cơ chế tiết kháng sinh, các mẫu PGPR 1, TT5.10et, TT2.1t đều tạo siderophore, phân giải lân khó tan, tạo IAA, đây có thể là cơ chế có liên quan đến hiệu quả kiểm soát bệnh thối củ gừng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên