Nghiên cứu ?Khảo sát đặc điểm sinh học của một số cây thủy sinh (Lục bình (Eichhornia crassipes), Bèo tai tượng (Pistia stratiotes), Thủy trúc (Cyperus involucratus)) dưới tác động của ô nhiễm nước thải sinh hoạt đô thị? nhằm đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển, đồng thời khảo sát cấu trúc giải phẫu của những loài thực vật này để góp phần giải thích cơ chế thích nghi và loại bỏ chất ô nhiễm của chúng. Thí nghiệm được bố trí trong 30 ngày, gồm 6 nghiệm thức: 3 nghiệm thức của 3 loài trong nước thải và 3 nghiệm thức của 3 loài trong Hoagland. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khối lượng Lục bình tăng 1125,88 g, Thủy trúc tăng 201,24 g, Bèo tai tượng tăng 310,26 g đối với nghiệm thức trong nước thải và khối lượng Lục bình tăng 697,31 g, Thủy trúc tăng 236,68 g, Bèo tai tượng tăng 51,23 g đối với nghiệm thức Hoagland. Về cấu trúc giải phẫu, rễ Lục bình, Bèo tai tượng, Thủy trúc đều không có lông hút. Trong rễ, hệ thống khoang khí phát triển mạnh. Sự gia tăng diện tích khoang khí/diện tích lát cắt của rễ trong nước thải đối với Lục bình là 10% sau 30 ngày, Bèo tai tượng là 5,8% sau 15 ngày, Thủy trúc là 15% sau 30 ngày. Tinh thể hiện diện trong tế bào nhu mô ở các cơ quan khác nhau của Lục bình và Bèo tai tượng. Sự gia tăng số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật nghiên cứu đã chứng minh sự thích nghi và khả năng lọc thải của chúng đối với nước thải sinh hoạt đô thị
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên