Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 178-186
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 28/07/2017
Ngày nhận bài sửa: 16/10/2017

Ngày duyệt đăng: 26/10/2017

 

Title:

Saline intrusion impact on groundwater resources management in the coastal area of Soc Trang province

Từ khóa:

Khai thác nước dưới đất, nước dưới đất, Sóc Trăng, xâm nhập mặn

 

Keywords:

Exploitation of groundwater, groundwater, saline intrusion, Soc Trang province

ABSTRACT

The research was aimed to assess the impacts of saline intrusion on groundwater resources management in the coastal area of the Vietnamese Mekong Delta, with the case studies of Long Phu and Tran De districts, Soc Trang province. Structured and semi-structured interviews with stakeholders (120 farmers and 4 local officers) were done to collect primary data. Descriptive statistics were used to evaluate the impacts of saline intrusion on local groundwater resources management. The results showed that, during salt-influenced period (especially in dry season of 2016), saline intrusion caused certain difficulties in groundwater resources management (mainly in Tran De district), particularly in the control of the extraction and use of groundwater. In aquaculture areas, shrimp farmers extracted groundwater increasingly to decline salinity concentration of surface water. In contrast, towards rice farmers (mainly in Long Phu district), saline intrusion had no impact on the demand of use and extracting groundwater. The reasearch results had great sense in supporting decision making on integrated water management towards local area connectivity.

TÓM TẮT

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long; trường hợp nghiên cứu tại hai huyện Long Phú và Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc các bên có liên quan (120 nông hộ và 4 cán bộ chuyên trách) được thực hiện để thu thập các số liệu sơ cấp. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian xâm nhập mặn (đặc biệt là mùa khô năm 2016), mặn đã gây ra khó khăn trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất (chủ yếu ở huyện Trần Đề), cụ thể là việc kiểm soát khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này. Các khu vực nuôi trồng thủy sản, người nuôi tôm đã tăng cường khai thác nước dưới đất để pha loãng nồng độ mặn của nước mặt trên các kênh sông/rạch. Ngược lại, đối với các hộ trồng lúa (chủ yếu ở huyện Long Phú), nhìn chung xâm nhập mặn không gây ảnh hưởng gì đến nhu cầu sử dụng hay khai thác nước dưới đất. Kết quả nghiên cứu là cơ sở hỗ trợ cho việc ra qua quyết định trong công tác quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước hướng đến tính liên kết vùng tại địa phương.

Trích dẫn: Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển, Nguyễn Thái Ân và Văn Phạm Đăng Trí, 2017. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước dưới đất tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 178-186.

Các bài báo khác
Tập 54, Số 6 (2018) Trang: 12-19
Tải về
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 139-149
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...