Soil chemical properties for burning rice straw on field after harvest in Tien Giang Province
Từ khóa:
Đốt đồng và không đốt đồng, đặc tính lý hóa đất, canh tác lúa
Keywords:
Burning and without burning rice straw, rice cultivation, soil physical and chemical properties
ABSTRACT
This research aimed at: (i) to determine the effect of on-field rice straw burning on soil chemical properties in Tien Giang province; and (ii) to evaluate the ways of rice straw management on improving the soil environment of triple cropping rice sytem. Soil samples were collected twice before and after burning rice straw and compared with or without burning rice straw on Winter-Spring crop and Summer-Autumn crop. The survey showed that 81.7% farmer burned rice straw on field after harvesting. There was no significant changes in soil physical and chemical properties before and after burning. However, it found that the soil bulk density and EC incresased after burning; total nitrogen (TN), NH4+and cation exchangeable capacity (CEC) decreased after burning rice straw. Without burning rice crop, soil contained high organic matter of 12.29% on the Winter-Spring crop and of 9.24% on the Summer - Autumn crop; soil density (0.77 g/cm3) and total nitrogen (0.27%) were also better than burning rice straw condition. Rice cultivation without burning rice straw or incorporation of rice straw into soil increased soil pH and C/N.
TóM TắT
Nghiên cứu đặc tính hóa học đất ở điều kiện canh tác có đốt đồng lâu năm tại Tiền Giang được thực hiện nhằm: (i) xác định đặc tính hóa học đất canh tác lúa ở điều kiện đốt đồng và không đốt đồng thuộc tỉnh Tiền Giang; (ii) Đánh giá các biện pháp quản lý rơm rạ nhằm nghiên cứu giải pháp cải thiện môi trường đất canh tác lúa ba vụ/năm. Mẫu đất được thu ở ruộng trước khi đốt đồng và sau khi đốt đồng và ruộng không đốt đồng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 81,7% nông hộ sử dụng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Đặc tính lý hóa học đất tại thời điểm trước đốt đồng và sau đốt đồng không có sự khác biệt. Tuy nhiên có khuynh hướng tăng dung trọng (1,08 g/cm3) trên đất sau khi đốt đồng, ngược lại chất hữu cơ, tổng đạm, NH4+ và khả năng trao đổi cation trong đất giảm sau đốt đồng. Canh tác không đốt đồng có hàm lượng chất hữu cơ cao (12,29% vụ Đông Xuân và 9,24% vụ Hè Thu), dung trọng, tổng đạm ở điều kiện canh tác không đốt đồng tốt hơn điều kiện có đốt đồng. Tuy nhiên điều kiện canh tác không đốt đồng, gốc rạ được vùi vào đất làm giảm pH đất, tăng C/N trong đất.
Nguyễn Xuân Dũ, Trương Thị Nga, Nguyễn Thị Kim Phước, 2014. XỬ LÝ RƠM RẠ TRÊN ĐỒNG RUỘNG BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VỤ XUÂN - HÈ TA?I HUYÊ?N CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 81-86
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên