Estuarine mangroves are favorable nurseries of many shrimp species. These nurseries maintain and increase marine shrimp population that provides an important wild broodstock for shrimp hatching and aquaculture industry. The main aim of this study was to evaluate shrimps’s accessibility to mangrove forest. Literature review was done to define the main influenced factors on shrimps’ access to mangrove (i.e. hydrological and geographical factors). The evaluation model was built at two different levels of geographical boundary, the space and time scale and other influenced factors; the main components and their major sub-influenced factors were defined. To apply this conceptual model, the mathematical model integrated with GIS and remote sensing data was built to evaluate shrimp accessibility to mangrove using shrimp density as a quantitative measure. The application to a test-site in Ngoc Hien district, Ca Mau province, Viet Nam showed that the model could be properly operated. Further studies are required for further calibration and validation of the model and extending the model to a larger space-time scale of evaluation is also recommended.
TÓM TẮT
Rừng ngập mặn ven biển là môi trường ương tự nhiên rất tốt cho nhiều loài tôm biển. Những khu vực ương tự nhiên này đã góp phần nâng cao sản lượng cho nguồn tôm giống tự nhiên và từ đó góp phần tăng sản lượng của ngành công nghiệp nuôi tôm. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá khả năng tiếp cận các khu vực rừng ngập mặn ven biển của các loài tôm. Từ kết quả lược khảo tài liệu, các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận rừng ngập mặn của các loài tôm được xác định là các yếu tố thủy văn và các yếu tố địa lý. Mô hình đánh giá được phát triển ở hai mức độ khác nhau về ranh giới khu vực, tỷ lệ không gian-thời gian và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, mô hình toán được xây dựng kết hợp với các chức năng phân tích địa lý của GIS, ảnh viễn thám và sử dụng giá trị mật độ các loài tôm làm thông số đánh giá. Kết quả nghiên cứu ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Việt Nam cho thấy mô hình được phát triển là phù hợp. Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo là thực hiện việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Phát triển mô hình ra tỷ lệ không gian lớn hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn cũng được đề xuất.
Trương Ngọc Phương, 2015. Phân tích định lượng tính không chắc chắn của kết quả mô hình dự đoán lượng phát thải khí dinitơ monoxid của khu vực tự nhiên ở Phần Lan. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 69-74
Tạp chí: 10th International Symposium on Spatial Accuracy Assessment in Natural Resources and Environmental Sciences from 10th to 13th July 2012, Florianópolis, SC, Brazil.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên