Thông tin chung: Ngày nhận: 11/06/2014 Ngày chấp nhận: 30/12/2014 Title: Present status of Amphibian and Reptilia resources in the hydropower Ha Nang area, Quang Ngai Province Từ khóa: Tài nguyên thiên nhiên, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, thủy điện Hà Nang, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Keywords: Natural resources, amphibia, reptilia, the hydropower Ha Nang, Tra Bong District, Quang Ngai Province | ABSTRACT A list of 74 reptile species belonging to 53 genera in 19 families of 4 orders has been recorded for the first time during the 2013 survey in the hydropower Ha Nang area, Quang Ngai province. Three families of Colubridae, Dicroglossidae, Rhacophoridae are predominate about genus and species. According to recorded species list, 19 species are precious, including 7 species listed in the Governmental Decree No. 32/2006/NĐ-CP (2006), 10 species listed in the Red Data Book of Vietnam (2007), 10 species listed in the IUCN Red List (2014), 12 species are common (16.22%), 47 species are less common (63.51%), 15 species are rare (20.27%). Their distribution including the restored forest (77.03%), around hydropower lake (25,68%), the new residential area (29.73%) and cultivated mountainous fields (21.62%). These species were used for the food (67%); trade (18.65%); medicated alcohol (13%) and not in use (1.35%). Threats to their survival including hunting by local habitants and their habitats were narrowed and lost due to the over-exploitation of forest resources and cultivated impacts from the hydropower construction activities. TÓM TẮT Lần đầu tiên xác định 74 loài Lưỡng cư và Bò sát thuộc 50 giống trong 19 họ, 4 bộ ở khu vực thủy điện Hà Nang, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, 3 họ: Colubridae, Dicroglossidae, Rhacophoridae chiếm ưu thế về giống và loài. Theo danh sách đã ghi nhận có 19 loài quý hiếm (chiếm 25,68% tổng số loài), gồm 7 loài trong Nghị định số 32 NĐ/CP/2006, 10 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 10 loài trong Danh lục Đỏ Thế giới; Độ phong phú loài thấp, chỉ có 12 loài thường gặp nhưng có tới 47 loài ít gặp và 15 loài hiếm gặp; Về phân bố, các loài Lưỡng cư và Bò sát phân bố không đều trong 4 sinh cảnh: Rừng phục hồi (77,03%), xung quanh lòng hồ thủy điện (25,68%), khu tái định cư (29,73%), nương rẫy (21,62%); Về giá trị sử dụng, người dân địa phương khai thác, sử dụng các loài Lưỡng cư và Bò sát theo 4 nhóm giá trị: Nhóm làm thực phẩm hàng ngày (chiếm 67%), nhóm bán cho chủ thu mua (18,65%), nhóm ngâm rượu làm thuốc (13%), không sử dụng (1,35%); Về mối đe dọa, số lượng loài ngoài tự nhiên giảm do tình trạng soi bắt từ nhu cầu và thói quen của người dân địa phương gia tăng, tận thu tận diệt. Rừng bị lấn chiếm để canh tác và bị tác động do khai thác gỗ trái phép; tác động từ hoạt động xây dựng thủy điện. |