Canh tác nông nghiệp bền vững là một yếu tố quan trọng phục vụ cho sự phát triển của một địa phương đặc biệt là các tỉnh có nền tảng kinh tế là nông nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang bằng phương pháp đánh giá tính bền vững trên 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường với các mô hình canh tác là lúa 3 vụ, lúa 2 vụ, cây ăn trái, mía, khóm. So sánh, đánh giá thực tế sử dụng đất của các mô hình canh tác và chính sách quản lý của địa phương để tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp thông qua chiến lược quản lý khai thác tài nguyên đất đai. Kết quả đã đánh giá được tính bền vững so sánh giữa các mô hình canh tác và chọn lọc được mô hình canh tác đảm bảo bền vững trên tất cả các mục tiêu là mô hình khóm, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế cho các mô hình còn lại. Nghiên cứu chiến lược phát triển tài nguyên đất đai và đề ra giải pháp triển khai chính sách quản lý đồng bộ ứng với các hạn chế của mô hình canh tác ở địa phương. Kết quả cũng làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới đảm bảo các mục tiêu của phát triển bền vững tài nguyên đất đai của địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên