Economic analysis is useful tools to evaluate economic efficiency of production activities; however, almost farmers only pay attention on yield instead of economic efficiency. This situation may cause wrong decision because high yield may not always lead to high economic efficiency, while the second is the main objective of production, not the one. This research applies economic analysis to evaluate the efficiency of cropping system on district in the Mekong Delta (Cai Lay district, Tien Giang province). The results show that cropping pattern rice-upland-rice gives BCR (2.96) higher than pattern 3-rice crop per year. Rice-upland-rice pattern give higher economic efficiency because in spring-summer season does not favor to rice because lack of water. If replace rice by upland crop will give higher profit. In addition, growing upland crop need more labor will provide job for people in the surround region.
Title: Economic Analysis of Cropping System: The Case Study of Cai Lay District, Tien Giang province.
TóM TắT
Phân tích kinh tế là một công cụ cần thiết để tính toán hiệu quả của các hoạt động sản xuất, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hầu hết nông dân chỉ chú ý đến năng suất, ít chú ý hiệu quả kinh tế. Điều này có thể dẫn đến quyết định không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi năng suất cao chưa hẳn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp tại một huyện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Kết quả cho thấy mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại hiệu quả đồng vốn (2,96) cao hơn mô hình 3 vụ lúa (2,42). Mô hình luân canh lúa với màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 lúa là vì vụ Xuân Hè thiếu nước nên không thích hợp cho cây lúa, nếu thay thế cây lúa bằng cây màu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi trồng màu thì nhu cầu lao động cao hơn, sẽ mang lại công ăn việc làm cho những thành viên trong gia đình và người dân trong vùng.
Từ khóa: mô hình canh tác, phân tích kinh tế, tỉ suất chi phí lợi nhuận, BCR, hiệu quả kinh tế
Trích dẫn: Đỗ Văn Xê và Nguyễn Hữu Đặng, 2017. Đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2015. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 1-8.
Đỗ Văn Xê, 2010. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GÒ QUAO, KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 13: 120-125
Đỗ Văn Xê, Châu Thanh Bảo, 2010. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI NUÔI CÁ DA TRƠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 44-55
Đỗ Văn Xê, 2008. ĐáNH GIá KếT QUả KINH Tế Xã HộI CủA CáC KHU DÂN CƯ VƯợT Lũ Ở TỉNH AN GIANG Và THàNH PHố CầN THƠ Và Đề XUấT CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 66-75
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên