Liên kết kinh doanh là giải pháp cốt lõi để phát triển ổn định và bền vững các ngành hàng nông sản nói chung, lúa gạo nói riêng theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao. Trà Vinh là tỉnh xếp thứ sáu về diện tích trồng lúa lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại ít lợi thế cạnh tranh hơn như thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu; thiếu hệ thống sấy, xay xát và lau bóng hiện đại tại địa phương; thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt, rủi ro do biến đổi khí hậu cao; tỷ lệ người dân tộc và người nghèo khá cao. Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) cùng với 230 quan sát mẫu bao gồm các tác nhân, nhà hỗ trợ và các bên liên quan chuỗi lúa gạo tỉnh Trà Vinh. Để nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh, 12 giải pháp chiến lược với 19 hoạt động nâng cấp được đề xuất, đặc biệt là 8 hoạt động của chiến lược đột phá nhằm phát triển liên kết kinh doanh nông dân – công ty cần được quan tâm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên