This study aims to evaluate the impacts of meteo-hydrological (temperature and rainfall) changes on rice yield in the semi-dyke protected area in An Giang province by CropWat model. The CropWat model the reliability of SEA START data. Climate change data in the future (2030s) were bias-corrected using monthly delta change method (A2 and B2). ). This data were then input into was calibrated and validated (2003-2007) to simulate rice yield. The meteo-hydrological data simulated by SEA START were compared with observed data for a period of 27 years (1981-2007) to check the calibrated CropWat model to assess the impacts of temperature and rainfall changes on rice yield under three developed scenarios. The results showed that bias between observed and simulated data (temperature and rainfall) was acceptable (3.0oC and 9.6%, respectively). For scenarios A2 and B2, in the 2030s, temperature will increase (1.8oC and 2.0oC, respectively) while rainfall will decrease (8.0% and 8.4%, respectively). Impacts of temperature and rainfall changes on rice yield under three developed scenarios are found to be insignificant. When temperature increases or/and rainfall decreases, rice yield will decrease (but the impacts on the DX and HT seasons are different). However, besides temperature and rainfall, the impacts from other factors such as humidity, sunshine hours and wind speed on rice yield should be considered in the further research.
Keywords: Temperature, rainfall, rice yield, CropWat, semi-dyke protected area
Title: Application of the CropWat model to evaluate rice yield in the semi-dyke protected area in An Giang province in the context of meteo-hydrological changes
TóM TắT
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của yếu tố khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ và lượng mưa) lên năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang bằng mô hình CropWat. Trước tiên, mô hình mô phỏng năng suất lúa (CropWat) được hiệu chỉnh (2003-2005) và kiểm định (2006-2007) để mô phỏng năng suất lúa. Số liệu khí tượng thủy văn mô phỏng bởi SEA START được so sánh với số liệu thực đo trong 27 năm (1981-2007) để kiểm tra độ tin cậy của số liệu từ SEA START. Số liệu khí tượng thủy văn trong tương lai (năm 2030s) được xử lý bằng phương pháp hệ số sai khác delta theo tháng (theo 2 kịch bản A2 và B2). Số liệu này dùng làm dữ liệu đầu vào mô hình CropWat để đánh giá ảnh hưởng của chúng lên năng suất lúa thông qua ba kịch bản. Kết quả tính toán cho thấy sai lệch (BIAS) giữa số liệu mô phỏng và thực đo (nhiệt độ và lượng mưa) có thể chấp nhận được (lần lượt là 3,0oC và 9,6%). Theo kịch bản A2 và B2, năm 2030 nhiệt độ tăng (lần lượt là 1,8oC và 2,0oC) trong khi lượng mưa giảm (lần lượt là 8,0% và 8,4%). Kết quả đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa đến năng suất lúa theo ba kịch bản tìm được là không đáng kể. Khi nhiệt độ tăng hoặc/và lượng mưa giảm, năng suất lúa sẽ giảm (có sự khác nhau giữa vụ ĐX và HT). Tuy nhiên, ngoài nhiệt độ và lượng mưa, các yếu tố khác như độ ẩm, số giờ nắng và tốc độ gió ảnh hưởng đến năng suất lúa cần được xem xét trong nghiên cứu sau này.
Từ khóa: Nhiệt độ, lượng mưa, năng suất lúa, CropWat, đê bao lửng
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Văn Phạm Đăng Trí, Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ, 2012. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐÊ BAO LỬNG TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 165-173
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên