Evaluating 34 rice varieties of Oryzasativa L., in which two standard resistant varieties (PTB33 and OM4495) and one infected variety (TN1), obtained from Biotechnology Research and Development Institute, University of Can Tho and Mekong Delta Rice Institute resistance to brown planthopper (Nilaparvatalugens Stal) using molecular marker RG457, RM190 and standard seedling box test method of IRRI (1996). By using molecular marker RM190, there were 25 resistant varieties and nine infected varieties to brown planthopper with the band size of about 130bp and 120 bp, respectively. By using RG457 marker, there were five varieties showing resistant heterozygous genotype with the band size of about 200, 250, 350 and 600 bp, nine varieties carrying homozygous resistance with band size of about 200, 250 and 350 bp and 20 varieties carrying infected homozygous genotype with the band size of about 200 and 600 bp. In the 34 rice varieties, 13 varieties including OM4495 carrying two planthopper resistance genes of bph4 (Bph3) and Bph10 linked with two molecular markers RG457 and RM190, two varieties PTB33 and OM2395 carried only Bph10 resistance gene linked with RG457, 12 varieties carried bph4 (Bph3) gene linked with molecular marker RM190 and seven varieties including standard planthopper infected variety TN1 without carrying planthopper resistance gene above. Testing planthopper resistance of 34 rice varieties by standard seedling box test method of IRRI (1996), most of rice varieties carry planthopper resistant genes tested with two molecular marker RG457 and RM190 were serious planthopper infections of scale 7 to 9. Rice varieties OM6377, OM4103 and AS996 carrying resistance genes bph4 (Bph3) and Bph10 were slightly infected and resistant with brown planthopper from levels 3 - 5.
Keywords: Brown planthopper, heterozygous, homozygous, molecular marker, rice
Title: Surveying to brown planthopper resistance (Nilaparvata lugen stal) of rice varieties by (Oryza sativa L.) using molecular marker RG457 and RM190
TóM TắT
Khảo sát tính kháng rầy nâu (Nilaparvatalugens Stal) của ba mươi bốn giống lúa Oryzasativa L. thu thập từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL trong đó có 2 giống chuẩn kháng (PTB33 và OM4495) và 1 giống chuẩn nhiễm (TN1) bằng dấu phân tử RG457 và RM190 và phương pháp hộp mạ của IRRI (1996). Đối với dấu phân tử RM190 có 25 giống thể hiện tính kháng rầy với kích thước băng khoảng 130 bp và 9 giống thể hiện tính nhiễm rầy với kích thước băng khoảng 120 bp. Kết quả kiểm tra bằng dấu phân tử RG457 cho thấy 5 giống mang kiểu gen dị hợp tử kháng gồm các giống với kích thước các băng khoảng 200, 250, 350 và 600 bp, 9 giống mang kiểu gen đồng hợp kháng gồm các giống với kích thước các băng khoảng 200, 250 và 350 bp và 20 giống mang kiểu gen đồng hợp nhiễm với kích thước các băng khoảng 200 và 600 bp. Trong 34 giống lúa có 13 giống lúa trong đó có giống OM4495 mang gen kháng rầy Bph10 và bph4 (Bph3) liên kết với 2 dấu phân tử RG457 và RM190, 2 giống OM2395 và PTB33 chỉ mang gen kháng rầy Bph10 liên kết với dấu phân tử RG457, 12 giống chỉ mang gen kháng rầy bph4 (Bph3) liên kết với dấu phân tử RM190 và 7 giống kể cả giống chuẩn nhiễm TN1 không mang gen kháng. So với phương pháp đánh giá hộp mạ của IRRI (1996) hầu hết các giống lúa mang gen kháng rầy kiểm tra bằng 2 dấu phân tử RG457 và RM190 đều nhiễm nặng từ cấp 7 đến cấp 9. Giống lúa OM6377, OM4103 và AS996 mang gen kháng rầy Bph10 và bph4 (Bph3) thì nhiễm nhẹ và kháng nhẹ với rầy nâu từ cấp 3 - 5.
Từ khóa: Dấu phân tử, dị hợp tử, đồng hợp tử, lúa, rầy nâu
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên