This study was carried out in potassium (K) deficiency risk areas in intensive triple rice soils to determine (i) different K fractions in soil, (ii) response of rice to K fertilizer and indegious soil K supply. Soil K fractions were analyzed on 10 sites in Cai Lay - Tien Giang and 10 sites in Cao Lanh - Dong Thap. Response of rice to K fertilizer and capacity of K supplying of soil were determined from K omission plot with K fertilizer application but optimum levels of Nitrogen (N) and Phosphorous (P) fertilizers were applied. The results showed that exchangeable K (0.63 - 2.71 mmol/kg) and nonexchangeable K (1.60 - 5.94 mmol/kg) was evaluated at low to medium-low ranking, but total K content was ranged at rich level. These results meant that although K potential in soil is high, available and slowly available K in soil is low; therefore it may result in K deficiency in rice. Theresultof response ofrice to K fertilizer study showedthatthere wasasignificantyield increasein K fertilizer treatmentcompared to no K fertilizer treatment; however indegious K supply from soil was about the same in both with and without K fertilizer treatmenst. Because available K in soils was at low level, it is recommended that K fertilizer should be applied to maintain high yield and high soil K supply.
Keywords: Exchangeable K, nonexchangeable K, total K, plant response to K fertilizer, Mekong Delta
Title: Potassium supply and response of rice to K fertilizer in intensive triple rice cropping system in potassium deficiency risk areas in Cai Lay ? Tien Giang and Cao Lanh ? Đong Thap
TóM TắT
Đề tài được thực hiện trên vùng đất có khả năng thiếu kali (K) cao nhằm xác định các thành phần K trong đất, khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K từ đất. Việc xác định các thành phần K trong đất được thực hiện trên 10 điểm ở Cai Lậy - Tiền Giang và 10 điểm ở Cao Lãnh - Đồng Tháp. Sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K cho cây lúa được khảo sát dựa vào kỹ thuật lô khuyết với nghiệm thức không bón K nhưng bón đủ đạm (N) và lân (P). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng K trao đổi (0,63 ? 2,71 mmol/kg) và K không trao đổi (1,60 ? 5,94 mmol/kg) được đánh giá ở mức thấp đến trung bình thấp, nhưng hàm lượng K tổng số ở mức giàu. Kết quả này cho thấy tiềm năng K trong đất cao trong đó lượng K dễ hữu dụng thấp; vì thế có thể dẫn đến nguy cơ thiếu K cho nhu cầu của cây lúa. Kết quả sự đáp ứng của cây lúa đối với phân K cho thấy có sự gia tăng năng suất rõ rệt ở nghiệm thức có bón K so với nghiệm thức không bón K. Tuy nhiên, khả năng cung cấp K từ đất ở nghiệm thức có bón và không bón K tương đương nhau. Do hàm lượng K trao đổi và không trao đổi đạt thấp nên việc bón kali trên vùng đất này cũng cần được thực hiện để duy trì ổn định năng suất trong thời gian dài và duy trì khả năng cung cấp kali trong đất.
Từ khóa: K trao đổi, K không trao đổi, K tổng số, sự đáp ứng đối với phân K, đồng bằng sông Cửu Long
Trích dẫn: Nguyễn Đỗ Châu Giang, Trần Văn Dũng và Nguyễn Minh Đông, 2017. Ảnh hưởng của việc giảm phân đạm bổ sung chế phẩm nBPT, Neb26 đến sinh trưởng, năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đạm trên đất lúa Tam Bình - Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 39-45.
Trích dẫn: Nguyễn Đỗ Châu Giang, Châu Minh Khôi, Lâm Văn Thông và Nguyễn Minh Đông, 2016. Hiệu quả của phân urea Cà Mau có bổ sung vi lượng trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 48-53.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên