Effects of the water management technique to grain yield and methane emission for rice production at Go Cong Tay - Tien Giang
Từ khóa:
1 Phải 6 Giảm, Ngập khô xen kẽ, năng suất, hiệu quả kinh tế, phát thải methane và lúa
Keywords:
1 Must-6Reductions (1M6R), alternative wetting and drying, yield, economic efficience and rice
ABSTRACT
Water management is an important factor affecting the yield components and greenhouse gas (GHG) emission in rice production. Pilot study with three irrigation methods was tested in the dry season 2013-2014 at Thanh Nhut Village, Go Cong Tay district of Tien Giang province. Data collection for agronomic characteristics, methane emission (weekly) and input costs were done and ANOVA was used to treat the collected data. Results showed that rice yields of the traditional practice (NT-3) were significantly lower than the others. Net income of the alternative wet and dry treatment with -15 cm water table below soil surface (coded as NT-1) was higher (7.3 mil. đong/ha) in comparison with the NT-3 (traditional method). For irrigation water, NT-1 saved approximately 50% of the water use in comparison with NT-3. The NT-1 method reduced 5.9 tons of CO2e emission/ha*crop. The model of rice practice so called 1M6R-AWD (1 must, 6 reductions) has showed a promising practice (potential) for applying and expanding to low carbon rice farming practices of the large field model in the Mekong Delta.
TÓM TẮT
Quản lý nước được biết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính nông học, thành phần năng suất và giảm phát thải khí nhà kính của sản xuất lúa. Thí nghiệm được tiến hành với ba mức độ tưới khác nhau được thử nghiệm vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Các chỉ tiêu nông học, lượng phát thải khí methane (CH4) và chi phí sản xuất được thu thập định kỳ và số liệu được phân tích biến động (ANOVA) giữa các nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lúa khô của nghiệm thức canh tác theo truyền thống (NT-3) thấp (6,6 t/ha) hơn và khác biệt ý nghĩa với NT-1 (7,3 t/ha) và NT-2 (6,8 t/ha). Lợi nhuận từ NT-1 cao hơn 7,4 tr.đ/ha khác biết rất ý nghĩa so với NT-3. Nghiệm thức-1 và NT-2 có số lần bơm nước ít hơn 50% đã tiết kiệm lượng nước rất đáng kể so với NT-3. Áp dụng NT-1 giảm lượng phát thải khí methane (CH4) là 5,9 tấn CO2e/ha/vụ so với NT-3. Qua thí nghiệm trên, mô hình 1P6G và tưới “ngập khô xen kẽ” mang lại lợi ích kinh tế cao và là tiềm năng ứng dụng rộng cho sản xuất lúa gạo sạch và ít phát thải của mô hình cánh đồng lớn ở Đồng băng sông Cửu Long.
Tin, H.Q., Nguyen, H.D., Thanh, H.H., Tam, P.T., Dang, B.V. and Giang, N.T.T., 2016. Impacts of community-based seed production and supply towards sustainable agricultural production in An Giang province. Can Tho University Journal of Science. Vol 3: 120-125.
Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Hồng Cúc, Nguyễn Việt Anh, Trần Thu Hà, Trịnh Thị Hòa, Jane Hughes, 2012. CANH TÁC LÚA ÍT KHÍ THẢI NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 31-41
Huỳnh Quang Tín, Trần Thị Hạnh Quyên, Trần Hữu Phúc, 2015. Xác định kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống lúa Huyết Rồng tại Vĩnh Hưng, Long An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 78-85
Tạp chí: International Exchange and Planning Workshop on PPB and Farmers's Seed System for Sustainable Development in China and Soueast Asia, Nanning - Guangxi, China 15-18 October 2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên