Reducing greenhouse gas emission has been the trend of many counties and strategy of Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) of Viet Nam, therefore, the Vietnam Low Carbon Rice Project (VLCRP) has implemented in An Giang province aiming to reach triple win: more food, higher income and reducing environmental impacts. Four experimental models of 100ha were conducted in designing randomly with three replications; collecting data on growth of rice plant and sampling gas on the field were done weekly. Results from data analysis showed that the model of alternative wetting and drying irrigation and use of leaf color chart for applying nitrogen fertilizer reached higher yield (0.6-0.9 t/ha), higher in come (8-13 mil. VND/ha) and reduced CH4 emission (19-31%) comparing to the control model. The above mentioned initiative results can recognize that the VLCRP has been a new model with large experimented scope and pioneering project for adaptation and reduction to climate change, this model should be supported by the MARD and locals to expand in rice regions of Viet Nam.
Keywords: Low carbon gas emission, yield, net income, rice (Oryzar Sativa)
Title: Low CH4 emission rice production in An Giang province ? Dry season 2010-2011
Tóm tắt
Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam.
Từ khóa: ít khí thải nhà kính (CH4), năng suất, hiệu quả kinh tế, lúa
Tin, H.Q., Nguyen, H.D., Thanh, H.H., Tam, P.T., Dang, B.V. and Giang, N.T.T., 2016. Impacts of community-based seed production and supply towards sustainable agricultural production in An Giang province. Can Tho University Journal of Science. Vol 3: 120-125.
Huỳnh Quang Tín, Trần Kim Tính, Nguyễn Văn Sánh, Trần Thị Huyền Trang, Võ Văn Bình, 2015. Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới đến năng suất và phát thải methane (CH4) trong sản xuất lúa tại Gò Công Tây - Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 55-63
Huỳnh Quang Tín, Trần Thị Hạnh Quyên, Trần Hữu Phúc, 2015. Xác định kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống lúa Huyết Rồng tại Vĩnh Hưng, Long An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 78-85
Tạp chí: International Exchange and Planning Workshop on PPB and Farmers's Seed System for Sustainable Development in China and Soueast Asia, Nanning - Guangxi, China 15-18 October 2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên