Top soil removal in rice fields has been enlarged in theMekongdelta. The explanation for this activity was due difficulty in irrigation for rice if the field was high elevation. In addition, by selling the top soil, farmers can earn little money for their family. Questions have been arise whether soil quality changes and rice yield declined when top soil lost. The aim of this study was to evaluate the affect of top soil removal on soil properties and rice yield. Soil samples and rice yield were collected in Chau Thanh district, Tra Vinh province in areas where topsoil was removed in comparision to topsoil remaining. Soil samples were analyzed some soil physio-chemical and biological properties. The results showed that there was a trend in reducing soil organic matter and biological activities in the field of topsoil removal, and a significant decrease in available phosphorus and soil aggregate stability. Meanwhile, soil pH, base saturation and soil bulk density had no remarkable changes. Although, soil quality showed a trend in decreasing, rice plant growth and rice yield had a significant decrease compare with non-affected soil. Therefore, the removal of topsoil led to reduce significantly plant biomass, rice yield and soil quality in long-term.
Title: Affect of top soil removal on soil physio-chemical properties and rice yield at Tra Vinh province
TóM TắT
Sự khai thác mất đi tầng đất mặt trên ruộng lúa đã và đang xảy ra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân bán đi tầng đất mặt được nông dân giải thích là do muốn giảm cao độ để đưa nước tưới vào ruộng thuận lợi hơn. Mặt khác, bán tầng đất mặt cũng giúp nông dân có thêm một ít thu nhập. Không còn tầng đất mặt, đất có thể trở nên bạc màu và năng suất lúa sụt giảm. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động lấy mất tầng đất mặt đến năng suất lúa và độ màu mỡ của đất. Năng suất lúa và mẫu đất trên 20 ruộng nông dân còn và mất tầng đất mặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được thu thập. Mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu về hoá, lý và sinh học đất. Kết quả cho thấy đất bị mất tầng đất mặt có khuynh hướng giảm hàm lượng chất hữu cơ và giảm hoạt động sinh học trong đất; giảm có ý nghĩa lượng P hữu dụng và độ bền đoàn lạp của đất. Tuy nhiên, pH đất, độ bảo hoà base và dung trọng của đất không thay đổi. Năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng đất mặt so với nhóm vẫn còn tầng đất mặt. Tuy một số đặc tính về độ phì nhiêu của đất chỉ có khuynh hướng suy giảm, nhưng sự phát triển và năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng canh tác. Do đó nông dân bán đi tầng đất mặt đưa đến giảm năng suất lúa, và có khuynh hướng giảm chất lượng đất.
Từ khóa: Mất tầng đất mặt, năng suất lúa, độ phì nhiêu đất
Võ Thị Gương, Trần Bá Linh, Châu Thị Anh Thy, 2010. CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT BỊ MẤT TẦNG CANH TÁC TẠI CHÂU THÀNH , TRÀ VINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 107-116
Võ Thị Gương, Dương Minh, Nguyễn Hoàng Cung, 2011. SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH HÓA LÝ ĐẤT VÀ BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN TRỒNG SẦU RIÊNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 146-154
Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, Nguyễn Minh Đông, 2010. CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 147-154
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên