Nhện gié là nhện hại quan trọng gây hại cho cây lúa Oryza sativa (L.) ở Việt Nam. Cỏ, chác lác và lúa hoang được ghi nhận là ký chủ phụ của nhện gié ở miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu xác định ký chủ của nhện gié ở đồng bằng sông Cửu Long và quan sát nhện gié khi lây nhiễm trong nhà lưới. Khảo sát về sự hiện diện của nhện gié trên 20 loài cỏ trên và chung quanh ruộng lúa ghi nhận không có sự hiện diện của nhện gié trên các loài cỏ khảo sát. Khi lây nhiễm nhện gié lên 20 loài cỏ này ghi nhận có 7 loài cỏ: lồng vực nước, lồng vực cạn, đuôi phụng, mần trầu, cỏ chác, cỏ cháo và cỏ chân gà có sự sinh trưởng và đẻ trứng của nhện gié. Khảo sát sự phân bố và biến động mật số của nhện gié được thực hiện trên 3 ruộng lúa sạ lan tại tỉnh Hậu Giang ghi nhận nhện gié phân bố tại tất cả các vị trí khảo sát từ 35NSS đến khi thu hoạch, mật số nhện gié tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và đạt mật số cao nhất ở giai đoạn lúa chín.
Lăng Cảnh Phú, Lê Văn Vàng, Lê Công Danh, 2013. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG ĂN RẦY NÂU CỦA KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN, PAEDERUS FUSCIPES (COLEOPTERA: STAPHYLINIDAE). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 111-115
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên