Dân tộc và tôn giáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và lịch sử phát triển của vùng. Sự đa dạng dân tộc và tôn giáo không chỉ là kết quả của quá trình di cư, định cư và giao lưu văn hóa, mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện sinh thái tự nhiên và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội (xem Chương 2). Vùng ĐBSCL được xem là vùng đất thấp và đa dạng hệ sinh thái tự nhiên, nhờ chế độ thủy văn sông Mekong và thủy triều từ biển (Tú & ctv., 2024). Nơi đây, các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm từ lâu đã sinh sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển sản xuất nông nghiệp nhờ nguồn nước sông Mekong và thủy triều (Nam, 2024, tr.16-20). Đặc điểm môi trường sông nước đã ảnh hưởng đến cách các dân tộc định cư, lao động và hình thành lối sống văn hóa riêng biệt (Thêm, 2024, tr.673).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên