Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo mầm, nghiên cứu chế biến bột gạo mầm dinh dưỡng uống liền từ gạo mầm giống lúa OM4900 bằng phương pháp sấy phun đã được thực hiện. Trước tiên, quá trình dịch hóa được thực hiện bằng cách thay đổi nồng độ α-amylase từ 0,15-0,45%. Để thực hiện được điều đó, gạo mầm được nghiền mịn và phối chế với nước theo tỷ lệ 1:2, thời gian xử lý từ 5-60 phút ở pH6,5, 85oC. Sản phẩm dịch hóa được phối chế với sữa bột gây ở các tỷ lệ khác nhau (15:20, 20:15, 25:10 và 30:5) và đem sấy phun ở nhiệt độ từ 160-180oC. Sản phẩm được theo dõi trong thời gian 8 tuần bảo quản. Kết quả cho thấy thủy phân gạo mầm bằng 0,3% a-amylase trong 40 phút là tối ưu cho quy trình tiếp theo. Tỷ lệ dịch gạo mầm sau thủy phân và bột sữa gầy ở tỷ lệ 25:10 thích hợp cho quá trình sấy phun ở 170oC, tốc độ bơm nhập liệu 485ml/giờ và tốc độ dòng khí 3,9 m/s sẽ cho sản phẩm ổn định (độ ẩm 5,34%; Aw 0,41), hiệu suất thu hồi cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm (duy trì tốt γ-amino butyric acid ở 430,5ppm và γ-oryzanol ở 11,5ppm). Khi bảo quản sản phẩm trong bao bì PA, kết quả thể hiện độ ẩm, hoạt độ nước, chỉ số không hòa tan, tổng số nấm men, nấm mốc và cảm quan vẫn được duy trì ổn định trong 8 tuần, điều này cho thấy sản phẩm có triển vọng bảo quản trong thời gian dài hơn mà vẫn giữ được chất lượng ban đầu.
Tạp chí: Hội thảo khoa học sinh viên và cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI - năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 20156
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên