Thông tin chung: Ngày nhận: 05/08/2016 Ngày chấp nhận: 26/10/2016 Title: Induction of systemic resistance by some bacterial Bacillus isolates against rice blast disease caused by Pyricularia oryzae in net house conditions Từ khóa: Bacillus, bệnh cháy lá, cây lúa, kích kháng lưu dẫn Keywords: Bacillus, blast disease, induced systemic resistance, rice | ABSTRACT The study was conducted at the Plant Protection Department, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University to assess the ability to elicit induced systemic resistance against blast disease of some strains of Bacillus spp. isolated from rice fields. In the experiment, inducing bacteria and challenging pathogen remained temporally separated, more specifically, Bacillus spp. were applied by seed soaking and foliar spray on rice at 16 days after sowing (DAS) and disease infection was on 20 DAS. Results showed that Bacillus isolates-P78, -P81, -P84 and B. amyloliquefaciens are potential systemic resistance elicitors against rice leaf blast disease. Their all blast disease suppression levels were about 90% as compared to the control treatment. In the rice plants treated with the Bacillus-P84, P81 and B. amyloliquefaciens, there was an increase in the activity of β-1,3- glucanase and chitinase, which may be related to the ability of systemic resistance induced by Bacillus against rice blast disease. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng kích kháng đối với bệnh cháy lá lúa của một số chủng vi khuẩn Bacillus spp. phân lập từ ruộng lúa. Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp lây nhiễm tác nhân gây bệnh cách biệt về mặt thời gian với tác nhân phòng trị, cụ thể là vi khuẩn Bacillus được xử lý bằng cách ngâm và áo hạt và phun trên tán lá lúa vào 16 ngày sau khi gieo (NSKG) và lây bệnh nhân tạo được thực hiện vào 20 NSKG. Kết quả đã ghi nhận các chủng Bacillus-P78, -P81, -P84 và B. amyloliquefaciens là tác nhân kích kháng lưu dẫn triển vọng đối với bệnh cháy lá lúa, giúp cây lúa có mức độ nhiễm bệnh thấp hơn so với đối chứng không xử lý, với hiệu quả giảm bệnh khoảng 90%. Trong cây lúa được kích kháng, các chủng Bacillus-P84, -P81 và B. amyloliquefaciens có sự gia tăng hoạt tính β-1,3- glucanase và chitinase, tương ứng theo thứ tự về hiệu quả giảm bệnh. Sự gia tăng hoạt tính của các enzyme này có thể liên quan tới khả năng kích kháng lưu dẫn của vi khuẩn Bacillus đối với bệnh cháy lá lúa. |