Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 08/06/2018 Ngày duyệt đăng: 30/07/2018 Title: Effect of probiotic (Bacillus subtilis) on water quality, survival rate and digestive enzyme activities of mud crab larvae (Scylla paramamosain) Từ khóa: Bacillus subtilis, cua biển, chất lượng nước, enzyme tiêu hóa Keywords: Bacillus subtilis, water quality, digestive enzyme, mud crab | ABSTRACT Probiotic is extensively used in aquaculture for enhancement of water quality, disease control, and immune system of aquatic organisms. This study was carried out to determine the effectiveness of the probiotic (Bacillus subtilis) as a water additive in mud crab (Scylla paramamosain) larviculture. Bacillus subtilis was weekly added at 106 CFU/mL and control treatment without probiotic. The result showed that probiotic could help to improve the water quality as TAN, nitrite, and Vibrio density were significantly lower compared to the control treatment (p<0,05). The larval stage index (LSI) and survival rate of the larvae were statistically enhanced over the control (p<0,05). Digestive enzyme activities including protease, trypsin, pepsin, and amylase were significantly increased from Zoae 1 to Zoae 5 (p<0,05). This investigation showed that Bacillus subtilis was appropriate for application in mud crab larvae culture to enhance the survival rate, LSI, and digestive enzyme activities, improve the water quality and diseases control of mud crab larvae. TÓM TẮT Probiotic được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để cải thiện chất lượng nước, kiểm soát dịch bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của các động vật thủy sinh. Nghiên cứu này được tiến hành để xác định hiệu quả của vi khuẩn Bacillus subtilis như một chất bổ sung trong quá trình ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Bacillus subtilis được bổ sung hàng tuần với mật độ 106 CF/mL và nghiệm thức đối chứng không sử dụng probiotic. Kết quả cho thấy rằng, probiotic có thể giúp cải thiện chất lượng nước như hàm lượng TAN, nitrit và mật độ Vibrio thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Chỉ số biến thái (LSI) và tỉ lệ sống của ấu trùng được nâng cao về đáng kể so với khi không sử dụng probiotic (p<0,05). Các hoạt tính của các enzyme tiêu hóa bao gồm Protease, Trypsin, Pepsin và Amylase đã tăng đáng kể từ giai đoạn Zoae 1 đến Zoae 5 (p<0,05). Nghiên cứu này cho thấy Bacillus subtilis thích hợp để ứng dụng trong ương nuôi ấu trùng cua biển để nâng cao tỉ lệ sống, tỉ lệ biến thái ấu trùng và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, cải thiện chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh trên ấu trùng cua biển. |