A study on specific immune response of catfish (Pangasianodon hypophthalmus) against Edwardsiella ictaluri was carried out in the field trial and the wet-lab. Microagglutination test was used to quantify specific antibody levels. From farm observations, results of examination on 419 serum samples of catfish showed that infected fish had low antibodies at 1.7, which demonstrated that striped catfish had antibody response against E. ictaluri but at low antibody levels, and short immunity duration, whereas in the wet-lab, antibody levels were evaluated during 15 weeks after vaccination. The results showed a significant increase in the antibody levels (>9.5) of vaccinated group (at p<0.05). Similarly to infections from the farm observations, although significantly increasing after E. ictaluri infections, antibody levels of control group were still significantly lower than vaccinated group (>10). In the vaccinated field trial, antibody levels assessed every 10 days during the culture cycle. Results found that antibody levels increased significantly at the vaccinated group after the first 10 days (>9) and remained high (>7) compared with control groups (<4). These showed that vaccinated fish had high antibody levels and long term immunity than natural infections.
TóM TắT
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) sau khi nhiễm Edwardsiella ictaluri ở ao nuôi và điều kiện cảm nhiễm. Phương pháp vi ngưng kết kháng thể được sử dụng để xác định kháng thể đặc hiệu. ở ao nuôi, kết quả kiểm tra từ 419 mẫu huyết thanh cá cho thấy: khi cá đang nhiễm bệnh kháng thể tăng ở mức thấp (1,7). Kết quả này cho thấy, cá tra ngoài tự nhiên có đáp ứng kháng thể chống lại vi khuẩn E. ictaluri ở mức thấp và thời gian miễn dịch ngắn. Trong khi đó ở điều kiện cảm nhiễn, kháng thể của cá được đánh giá suốt 15 tuần sau tiêm vắc-xin. Kết quả, cá sau tiêm vắc-xin có sự tăng kháng thể (>9,5) đáng kể so với đối chứng (ở p<0.05). Tương tự, khi bệnh do E. ictaluri xảy ra ngoài ao nuôi, kháng thể ở nhóm đối chứng gia tăng sau khi nhiễm bệnh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm cá tiêm vắc-xin (>10). Trong ao nuôi thực nghiệm có tiêm vắc-xin, kháng thể được đánh giá sau mỗi 10 ngày, thu mẫu kiểm tra kháng thể suốt chu kỳ nuôi. Kết quả nhận thấy, kháng thể tăng cao có ý nghĩa sau 10 ngày đầu tiên ở nhóm tiêm vắc-xin (>9) và luôn duy trì mức cao (>7) so với nhóm đối chứng (<4) trong suốt chu kì nuôi. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cá tra sau tiêm vắc-xin có đáp ứng kháng thể ở mức cao và thời gian miễn dịch dài hơn so với đối chứng.
Trích dẫn: Từ Thanh Dung, Nguyễn Bảo Trung và Phan Văn Út, 2017. Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 106-116.
Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tiên, 2012. NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRẮNG ĐUÔI TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 136-145
Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Partrick Sorgeloos, Annemie Decostere, Margo Baele, Freddy Haesebrouck, 2010. HIỆN TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH TRÊN VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI GÂY BỆNH GAN, THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 162-171
Từ Thanh Dung, Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, 2014. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ MẦM BỆNH TRÊN CÁ CHÌNH BÔNG (ANGUILLA MARMORATA) NUÔI TRONG BỂ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 177-183
Trích dẫn: Từ Thanh Dung, Lê Minh Khôi và Nguyễn Bảo Trung, 2019. Phân lập, định danh và đặc điểm của vi khuẩn Aeromonas schubertii gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 69-78.
Từ Thanh Dung, 2010. NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT HỌC CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BỆNH TRẮNG GAN TRẮNG MANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 81-90
Từ Thanh Dung, NGUYEN KHUONG DUY, HUYNH THI NGOC THANH , 2013. STREPTOCOCCUS INIAE, TÁC NHÂN GÂY BỆNH ?ĐEN THÂN? TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 96-103
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên