Surface water resources management for rice farming systems in the coastal areas of the Vietnamese Mekong Delta
Từ khóa:
Hệ thống canh tác lúa, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước mặt, vùng ven biển, và mô hình Stella
Keywords:
Rice farming systems, climate change, surface water resources, coastal area and Stella
ABSTRACT
Sea-water intrusion and its negative impacts on rice farming systems in coastal plains of the Vietnamese Mekong Delta are increasing rapidly both in space and time. The main focus of this study was to analyze possible solutions to enhance (surface) water storage capacity which could be used to irrigate rice-fields during the water-shortage period (caused by temporal salinity intrusion). The study was done based on the system-thinking approach and based on the actual characteristics of the study area (local weather, canals system and existing farming systems), and bio-characteristics of crops (growing period and water demand at each growing stage). A mathematical model describing interaction between above factors was developed to realise a mutual relationship between demands and availability of water supply during the crop season. The simulation results showed that if the surface water area and depth of internal canals was enhanced (+2.4ha and +0.5m, respectively) in combination with the prediction salinity intrusion, surface water to irrigate 120 ha of rice-field in the time of salinity intrusion (15 day) could be secured. In addition, adjusting the cropping calendar and applying water-saving (irrigation) approach (i.e. the alternate wetting and drying technique) also helped to ease negative impacts of temporal water-shortage due to the rise of salinity from supply water sources.
TÓM TẮT
Tác động tiêu cực của xâm nhập mặn đối với hệ thống canh tác lúa ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đang gia tăng nhanh chóng cả về không gian lẫn thời gian. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các giải pháp khả thi để trữ nước ngọt nhằm gia tăng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất lúa trong thời gian thiếu nước do xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện dựa vào cách tiếp cận hệ thống dựa trên cơ sở các đặc tính tự nhiên của vùng nghiên cứu (thời tiết địa phương, hệ thống kênh mương và hệ thống canh tác hiện có) và đặc điểm sinh học của cây trồng (các giai đoạn phát triển và nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển). Các yếu tố trên được tổng hợp và xây dựng thành mô hình toán trong đó mô tả và phân tích các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa nhu cầu và khả năng cung cấp nước trong suốt mùa vụ. Kết quả mô phỏng cho thấy nếu tăng thêm 2.4 ha diện tích mặt nước và 0.5 m chiều sâu kênh so với hiện trạng kết hợp với dự báo xâm nhập mặn thì có thể đảm bảo lượng nước tưới cho120 ha lúa trong thời gian xâm nhập mặn 15 ngày. Ngoài ra, giải pháp thay đổi lịch thời vụ và áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm cho cây lúa cũng có thể giảm thiểu được ảnh hưởng của việc thiếu nước (tạm thời) do xâm nhập mặn gây ra.
Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Thanh Nhàn, 2015. Phân bố không gian của môi trường bức xạ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 111-117
Văn Phạm Đăng Trí, VO THI PHUONG LINH , 2013. TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỦY VĂN LÊN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TIỂU CẦN VÀ CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 59-67
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên